Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi vừa ký ban hành chỉ thị về việc tăng cường kỷ cương hành chính, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, theo Báo Đầu tư.
Theo đó, năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) trên 10%, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu các Sở, ngành và địa phương triển khai hiệu quả các đề án, chương trình, dự án trọng tâm như: Trung tâm Tài chính quốc tế; đề án đường sắt đô thị TP HCM; đề án phát triển kết cấu hạ tầng, nghiên cứu dự án đường ven biển,
Cùng với đó là dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành; dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; các dự án Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4; chương trình phát triển các Trung tâm Logistic; Trung tâm Hội chợ - triển lãm quốc tế; đề án chống ngập và xử lý nước thải thành phố; chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030…
Chủ tịch UBND TP HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM triển khai các đề án huy động các nguồn lực phát triển thành phố. Vốn đầu tư phát triển năm 2025 cần huy động ít nhất 600.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn từ ngân sách khoảng 112.000 tỷ đồng, các nguồn vốn xã hội khoảng 488.000 tỷ đồng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM sẽ là đầu mối tiếp nhận các kiến nghị, đề xuất của UBND cấp huyện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các kiến nghị tháo gỡ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, tổng hợp báo cáo tại Phiên họp UBND TP thường kỳ.
Về vấn đề giải quyết xử lý các hồ sơ tồn đọng, trong năm 2025, TP HCM sẽ áp dụng công thức 1 - 3 - 7 và 3 - 3.
Cụ thể, với công thức 1 - 3 - 7, tổ công tác sẽ tiếp nhận, phân công cán bộ thực hiện trong 1 ngày; phối hợp xử lý trong 3 ngày và thời hạn hoàn thành mỗi công việc không quá 7 ngày.
Các tổ công tác áp dụng công thức 3 - 3 sẽ giải quyết sự việc họp không quá 3 lần, mỗi lần họp không cách nhau quá 3 tuần.
Chủ tịch UBND TP HCM giao Sở Tài chính làm đầu mối, theo dõi, giải quyết kiến nghị, khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND TP.
Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP HCM có nhiệm vụ tiếp nhận, điều phối thông tin giải quyết các kiến nghị, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và báo cáo kết quả giải quyết về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung.
Năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Lai Châu tăng 10,52%, xếp thứ 5 cả nước (tăng 56 bậc so với năm 2023.
Nếu thành công Việt Nam chắc chắc sẽ đạt được con số tăng trưởng kỳ vọng, đạt mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.
Theo Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 ước tính tăng 10,04% so với năm 2023, cao nhất từ trước đến nay và tiếp tục đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360/QĐ-TTg.