“Để chuyển đổi sang xe điện thành công thì yếu tố tiên quyết là hạ tầng trạm sạc” - chuyên gia ô tô Nguyễn Hồng Vinh nhận định.
Theo ước tính của Bloomberg's New Energy Finance, doanh số ô tô điện toàn cầu có thể đạt 56 triệu chiếc vào năm 2040, kéo theo nhu cầu ngày càng lớn về hạ tầng trạm sạc. Tại nhiều quốc gia, trạm sạc liên tục được đầu tư mở rộng để theo kịp tốc độ tăng trưởng của xe điện. Chính phủ của nhiều nước đánh giá, tốc độ phát triển trạm sạc là yếu tố quyết định thành bại của chiến lược thúc đẩy xe điện.
Lấy ví dụ, Trung Quốc hiện là quốc gia có nhiều cổng sạc nhất với hơn 2,7 triệu cổng (số liệu năm 2023 từ Statista dành cho hơn 1,4 tỷ dân. Hàng tỷ USD đã được chính phủ nước này đầu tư vào mở rộng số lượng các trạm sạc, song song với việc hỗ trợ giá bán lẻ ô tô điện.
Hay tại Na Uy – thủ phủ của xe điện, Chính phủ nước này đã sớm đưa ra nhiều chính sách đẩy mạnh chuyển đổi giao thông xanh trong đó đáng chú ý là chương trình trợ cấp xây dựng các trạm sạc tư nhân và công cộng. Ngay từ năm 2011, Na Uy đã sớm đầu tư hàng triệu euro vào hạ tầng trạm sạc công cộng, đồng thời trợ cấp chi phí cho khách hàng lắp đặt bộ sạc tại nhà. Sau đó, các đơn vị tư nhân và các hãng xe điện cũng đã tham gia vào phát triển hạ tầng trạm sạc.
Kết quả, hiện tại, Na Uy đã đạt khoảng cách giữa các trạm sạc trên các tuyến đường không quá 50 km. Đồng thời, quốc gia Bắc Âu cũng trở thành nơi đầu tiên trên thế giới có lượng xe điện nhiều hơn xe xăng, với 9/10 ô tô mới bán ra là xe thuần điện.
Việt Nam dù đi sau về xe điện nhưng đang trở thành nơi có hạ tầng thuộc top đầu thế giới với sự xuất hiện của VinFast và tốc độ phủ trạm sạc thần tốc của thương hiệu xe điện Việt.
Cụ thể, hệ thống trạm sạc của VinFast lên tới 150.000 cổng sạc theo quy hoạch, phủ kín 63 tỉnh, thành phố. Theo thống kê, trên 125 tuyến quốc lộ, cao tốc, hạ tầng trạm sạc đã được thiết lập, khoảng cách xa nhất giữa hai trạm chỉ khoảng 50 km. Hiện tại, khoảng cách trung bình giữa các điểm sạc của VinFast ở khu vực đô thị cũng chỉ là khoảng 3,5 km.
Xét về mật độ trạm sạc, những con số ở Việt Nam thậm chí ấn tượng hơn nhiều nơi được xem là cường quốc xe điện. Theo tính toán, với 100 triệu dân, người Việt có 150.000 cổng sạc, tức là có 15 cổng sạc/10.000 người. Trong khi, với lượng cổng sạc khoảng140.000 vào năm 2023 trên dân số hơn 333 triệu người, ở Mỹ chỉ có trung bình hơn 4 cổng sạc cho 10.000 người, chỉ bằng khoảng 1/4 tỷ lệ ở Việt Nam.
Chiến lược “trạm sạc đi trước” của VinFast được đánh giá đã góp phần không nhỏ giúp xe điện trở thành lựa chọn số 1 của người dùng trong nước. Minh chứng là ngay trong năm 2024, hãng này đã bàn giao hơn 87.000 xe tới tay khách hàng, bỏ xa các đối thủ sừng sỏ như Toyota, Hyundai và gấp 2-3 lần doanh số các đối thủ còn lại. Thành tích này cũng đưa Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có một thương hiệu xe điện đứng số 1 thị trường, vượt qua các thương hiệu xe xăng.
Lý giải cho kỷ lục về doanh số này, theo các chuyên gia, bên cạnh các ưu điểm vượt trội của bản thân sản phẩm và dịch vụ, sự tiện lợi của hệ thống trạm sạc tại Việt Nam là yếu tố quan trọng giúp người dùng loại bỏ mọi băn khoăn, có thêm động lực sử dụng xe điện. Qua thực tế sử dụng, cộng đồng chủ xe cũng khẳng định hoàn toàn yên tâm với độ phủ ấn tượng của trạm sạc, ngay cả ở các khu vực ít dân cư, miền núi.
Hơn thế nữa, hạ tầng trạm sạc trong nước được dự đoán sẽ còn bùng nổ trong năm tới khi tháng 9/2024, V-Green – đơn vị phụ trách việc phát triển và vận hành hạ tầng trạm sạc VinFast – đã chính thức triển khai hình thức trạm sạc nhượng quyền, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Với cam kết chia sẻ doanh thu cố định 750 đồng/kWh điện sạc cho các đối tác và cam kết đồng hành trong vòng tối thiểu 10 năm, V-Green đã tạo ra mô hình kinh doanh mới có khả năng mang lại nguồn thu ổn định. Bởi vậy, chỉ trong vòng vài tháng phát động, đã có hàng nghìn hộ cá nhân, doanh nghiệp đăng ký hợp tác cùng V-Green.
Trong đó, nhiều doanh nghiệp lớn nhận thấy tiềm năng của kinh doanh nhượng quyền đã cam kết đầu tư giá trị lớn. Điển hình, V-Green đã ký thỏa thuận hợp tác nhượng quyền lắp đặt 5.000 trụ sạc với Fast+, công suất từ 7,4 KW đến 120 KW trên toàn quốc. Trước đó, chủ xe VinFast cũng nhận tin vui khi mạng lưới 1.000 trạm sạc xe điện do PV Power quy hoạch cũng sẽ được triển khai theo hình thức nhượng quyền từ V-Green.
Cùng đó là hàng loạt hộ gia đình, chủ nhà hàng, quán ăn, quán café… kết hợp cùng V-Green xây dựng mô hình trạm sạc “2 trong 1”, vừa là điểm tiếp năng lượng, vừa là cơ sở kinh doanh dịch vụ gia tăng.
Sự phát triển thần tốc của hạ tầng trạm sạc VinFast tại Việt Nam đã giúp xe điện Việt trở thành lựa chọn hàng đầu của người dùng. Chiến lược "trạm sạc đi trước" cùng mô hình nhượng quyền sáng tạo là một trong những lý do mang tới doanh số kỷ lục cho VinFast, mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững cho ngành công nghiệp ô tô điện trong nước.
Các tỷ phú nghìn tỷ đô của thế giới đa phần là những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.
Dự án khu dân cư nông thôn kiểu mẫu tại huyện Di Linh có quy mô hơn 46 ha, do Eco Grand Land làm chủ đầu tư.
Sắc lệnh mới ký sau nhậm chức của ông Trump cho phép TikTok có thời gian để đạt được thoả thuận tiếp tục hoạt động tại Mỹ.
40 khu đất với tổng diện tích hơn 9.700 ha đang được tỉnh Bình Dương xem xét đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2025.