Trung Quốc nhập khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên của Việt Nam qua cửa khẩu đường bộ

Mới đây, những lô hàng dừa tươi đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã được thông quan thuận lợi tại các cửa khẩu biên giới trên bộ giáp với nước này.

Theo đó, ngày 15/10, một xe hàng bảo quản lạnh chở dừa tươi Việt Nam đã thông quan và nhập cảnh thuận lợi thông qua cửa khẩu Hà Khẩu ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), giáp với cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam). Lô hàng dừa tươi này có nguồn gốc từ tỉnh Bến Tre, với tổng trọng lượng 21,6 tấn và giá trị 110.000 NDT (khoảng 15.000 USD). Đây là lô hàng dừa tươi Việt Nam đầu tiên nhập khẩu bằng đường bộ vào Trung Quốc.

Theo thống kê, trong ba quý của năm 2024, Hải quan Hà Khẩu giám sát nhập khẩu 734.000 tấn trái cây Việt Nam với tổng trị giá 8,11 tỷ NDT (khoảng 1,14 tỷ USD), tăng lần lượt 26,9% và 143,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong thời gian tới, Hải quan Hà Khẩu sẽ kết hợp các đặc điểm của thương mại Trung Quốc-Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hải quan thông minh và cửa khẩu thông minh nhằm giúp thương mại Trung Quốc-Việt Nam đạt đến một tầm cao mới.

Sơ chế dừa tươi xuất khẩu ở Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Trái cây Mekong, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Công Trí/TTXVN)

Cũng trong chiều 15/10, một lô hàng dừa tươi Việt Nam với trọng lượng 22,4 tấn trị giá 98.000 NDT (khoảng 14.000 USD) đã được vận chuyển đến cửa khẩu Hữu Nghị Quan thuộc thành phố Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), sau khi được kiểm tra đạt yêu cầu đã thông quan vào thị trường Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên dừa tươi Việt Nam được thông quan qua cửa khẩu Quảng Tây vào Trung Quốc sau khi được cơ quan chức năng Trung Quốc cấp phép mở cửa thị trường từ tháng 8/2024.

Lô hàng dừa tươi Việt Nam đầu tiên mà Quảng Tây nhập khẩu cũng có nguồn gốc từ tỉnh Bến Tre, với thời gian thu hái và vận chuyển đến cửa khẩu khoảng 3 ngày, thời gian thông quan chưa đến 2 tiếng. Điểm đến của lô hàng này là tỉnh Hồ Nam, nằm sâu trong nội địa Trung Quốc.

Kể từ khi triển khai Hiệp định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Việt Nam đã bổ sung thêm bốn loại trái cây mới gồm sầu riêng, chuối, dưa hấu, dừa và được Trung Quốc cho phép nhập khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị.

Việc nhập khẩu thành công lô dừa tươi này là thành tựu mới nhất của Trung Quốc và Việt Nam trong việc thúc đẩy cung cấp, xuất khẩu lẫn nhau các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và làm sâu sắc thêm hợp tác thương mại giữa hai nước; đồng thời cũng là để hai bên quán triệt thực hiện những nội dung trong Tuyên bố chung về quan hệ giữa hai nước Trung Quốc-Việt Nam.

Công Tuyên (P/v TTXVN tại Bắc Kinh)
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào

Giá gạo toàn cầu dự kiến sẽ giảm trong năm 2025 do nguồn cung tăng, theo báo cáo Triển vọng Gạo tháng 10/2024 vừa được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố.

Dự báo giá heo hơi ngày 19/10: Thị trường miền Bắc đang chững lại

Sau ghi nhận giá heo hơi đồng loạt đi ngang trong phiên sáng nay, một số chuyên gia dự báo giá heo hơi ngày mai có thể không có điều chỉnh tại nhiều địa phương, đặc biệt ở khu vực phía Bắc do thị trường này đang có dấu hiệu chững lại.

Chính sách thích kinh tế của Trung Quốc giúp đẩy giá thép nhưng xuất khẩu vẫn khó giảm

Các biện pháp kích thích của Trung Quốc có thể thúc đẩy tiêu thụ nội địa, đặc biệt là thép dài, nhưng quốc gia này khó có thể giảm xuất khẩu đáng kể trừ khi giảm sản lượng từ 5- 7%.

Giá lúa gạo hôm nay 18/10: Xuất khẩu gạo thiết lập kỷ lục mới

Giá lúa gạo hôm nay (18/10) không có biến động mới so với ngày hôm qua. Kết thúc 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7 triệu tấn gạo với kim ngạch thu về 4,35 tỷ USD, mức cao kỷ lục của ngành gạo trong cùng thời gian kể từ trước đến nay.