USDA: Sản lượng gạo toàn cầu đạt kỷ lục nhờ vụ mùa lớn hơn tại Ấn Độ

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã nâng dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 lên mức kỷ lục 535,8 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng tăng mạnh tại Ấn Độ. Cùng với đó, cán cân cung – cầu gạo thế giới sẽ chuyển từ thâm hụt sang thặng dư 3,7 triệu tấn.

Sản lượng gạo toàn cầu tăng mạnh do vụ mùa lớn hơn tại Ấn Độ

Trong báo cáo tháng 4, USDA đã nâng dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 lên mức kỷ lục 535,8 triệu tấn, tăng 3,1 triệu tấn so với dự báo trước và cao hơn 13,7 triệu tấn so với niên vụ 2023-2024. Đây cũng là năm thứ 9 liên tiếp sản lượng gạo toàn cầu đạt mức kỷ lục.

Các quốc gia như Brazil, Campuchia, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Peru, Sri Lanka và Việt Nam đóng góp phần lớn vào mức tăng sản lượng của niên vụ 2024-2025. Những mức tăng này đã bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng ở các nước như Australia, Bangladesh, Ecuador, Ghana, Hàn Quốc, Lào, Nepal, Nigeria và Philippines.

Theo USDA, sản lượng gạo của Ấn Độ – quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới – dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 147 triệu tấn trong niên vụ 2024–2025, tăng mạnh 9,2 triệu tấn so với niên vụ trước. Diện tích thu hoạch cũng được dự báo tăng gần 7%, lên 51 triệu hecta.  

Mức tăng này dựa trên báo cáo ước tính sơ bộ lần thứ hai của Chính phủ Ấn Độ công bố ngày 10/3, trong đó sản lượng vụ Kharif đạt 120,7 triệu tấn, vụ Rabi đạt 15,8 triệu tấn và sản lượng gạo vụ hè được giả định vào khoảng 10 triệu tấn. Việc mở rộng diện tích chủ yếu nhờ giá bán hấp dẫn, sự hỗ trợ nhiều hơn của Chính phủ dành cho nông dân, nguồn nước tưới tiêu đầy đủ và điều kiện thời tiết nhìn chung thuận lợi.

Sản lượng tại Brazil dự kiến đạt 8,2 triệu tấn trong niên vụ hiện tại, tăng 1 triệu tấn so với năm trước. Đây cũng là sản lượng là lớn nhất kể từ niên vụ 2017-2018, với diện tích thu hoạch đạt 1,7 triệu hecta – mức cao nhất kể từ 2018-2019.

Tại Campuchia, sản lượng được điều chỉnh tăng 400.000 tấn so với vụ trước, do diện tích thu hoạch và năng suất tăng lần lượt 3% và 2%.  Sự cải thiện này chủ yếu nhờ vào việc sử dụng giống lúa chất lượng cao và xuất khẩu đạt kỷ lục.

Tại Indonesia, sản lượng gạo được dự báo tăng khoảng 1,6 triệu tấn, lên mức 34,6 triệu tấn. Mức tăng này đến từ việc mở rộng diện tích thu hoạch, được hỗ trợ bởi điều kiện thời tiết thuận lợi và lượng mưa dồi dào từ đầu năm 2025 đến nay.

Tổng nguồn cung gạo toàn cầu trong niên vụ 2024–2025 (bao gồm sản xuất và tồn kho) được USDA dự báo sẽ đạt mức kỷ lục 715,3 triệu tấn, tăng 3,1 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 12,3 triệu tấn so với niên vụ trước. Đây là năm thứ hai liên tiếp nguồn cung tăng so với năm trước, chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh, giúp bù đắp cho lượng tồn kho đầu kỳ suy giảm. 

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ USDA

​Tiêu thụ dự kiến tiếp tục tăng

Tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 cũng được dự báo đạt mức cao kỷ lục 532,1 triệu tấn, tăng 1,4 triệu tấn so với dự báo trước đó và tăng 8,6 triệu tấn so với niên vụ 2023-2024.

Như vậy, cán cân cung – cầu gạo toàn cầu sẽ thặng dư 3,7 triệu tấn trong niên vụ hiện tại, đảo ngược hoàn toàn so với mức thâm hụt 1,4 của niên vụ trước.

Mức tăng tiêu thụ trong tháng này chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng tại khu vực cận Sahara châu Phi, đặc biệt là tại các quốc gia như Angola, Cameroon, Bờ Biển Ngà, Madagascar, Nigeria và Senegal. Nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, gia tăng dân số và xu hướng chuyển dịch khẩu phần ăn sang gạo như một lương thực chính.

Bên cạnh việc tăng nhẹ sản lượng nội địa tại khu vực này, nhu cầu bổ sung dự kiến sẽ được đáp ứng thông qua tăng nhập khẩu – đặc biệt từ Ấn Độ – nhờ nguồn cung dồi dào và giá cả cạnh tranh.

Bên cạnh việc tăng nhẹ sản lượng nội địa trong khu vực, nhu cầu bổ sung dự kiến sẽ được đáp ứng thông qua tăng nhập khẩu, đặc biệt từ Ấn Độ, nhờ nguồn cung dồi dào và giá cả cạnh tranh.

Tại Ấn Độ, tiêu thụ gạo nội địa cũng được dự báo tăng mạnh, thêm 4,6 triệu tấn lên mức 121 triệu tấn, mức cao nhất từng được ghi nhận. Ngoài ra, tiêu thụ tại các quốc gia khác như Nepal, Bangladesh và Indonesia đều tăng khoảng 400.000 tấn, trong khi Philippines tăng 600.000 tấn.

Tiêu thụ gạo tại Ấn Độ dự kiến cũng sẽ tăng mạnh 4,6 triệu tấn lên 121 triệu tấn trong năm nay, mức cao nhất ghi nhận được. Ngoài ra, tiêu thụ gạo của Nepal, Bangladesh, Indonesia tăng khoảng 400.000 tấn, Philippines tăng 600.000 tấn.

Tồn kho cao nhất trong ba năm qua

Theo USDA, lượng gạo tồn kho cuối kỳ toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 được điều chỉnh tăng thêm 1,7 triệu tấn so với dự báo trước, đạt 183,2 triệu tấn - mức cao nhất kể từ niên vụ 2021-2022.

Các điều chỉnh về về tồn kho cuối kỳ trong tháng này chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam Á, nơi tồn kho của Indonesia, Thái Lan và Việt Nam được điều chỉnh tăng so với dự báo trước, bù đắp cho mức giảm của Ấn Độ và Pakistan.

Dù điều chỉnh giảm 0,5 triệu tấn so với dự báo trước, tồn kho của Ấn Độ vẫn chiếm phần lớn mức tăng tồn kho toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 với tổng mức tăng 1,5 triệu tấn so với niên vụ 2023-2024 do vụ mùa lớn hơn.

Tồn kho cuối kỳ của Trung Quốc trong niên vụ 2024-2025 được giữ nguyên ở mức 103,5 triệu tấn, chiếm 56% tổng lượng tồn kho toàn cầu.

Ấn Độ chiếm lĩnh thương mại gạo toàn cầu

Dự báo thương mại gạo toàn cầu trong năm 2025 được USDA điều chỉnh tăng 2% lên 59,7 triệu tấn. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn 200.000 tấn so với mức kỷ lục 59,9 triệu tấn của năm ngoái.

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng thêm 6,1 triệu tấn, lên mức kỷ lục 24 triệu tấn trong năm 2025.

Ấn Độ đã xuất khẩu 19,86 triệu tấn gạo trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2024 đến ngày 25/3/2025, vượt qua con số 16,36 triệu tấn trong năm tài chính 2023-2024.

Theo Reuters, tính đến ngày 1/4, dự trữ gạo của Ấn Độ, bao gồm cả lúa chưa xay xát, đạt mức kỷ lục 63,09 triệu tấn, vượt xa mục tiêu 13,6 triệu tấn mà chính phủ đề ra. Các quan chức trong ngành cho biết, lượng tồn kho gạo cao cho phép Ấn Độ tăng xuất khẩu mà không ảnh hưởng đến nguồn cung trong nước.

Ngược lại, xuất khẩu của các quốc gia cung cấp lớn khác như Việt Nam, Thái Lan và Pakistan được dự báo sẽ giảm lần lượt 1,5 triệu tấn, 2,9 triệu tấn và 992.000 tấn. Dự kiến, Việt Nam sẽ xuất khẩu 7,5 triệu tấn, Thái Lan đạt 7 triệu tấn và Pakistan là 5,5 triệu tấn trong năm 2025.

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ USDA 

Về nhập khẩu, Philippines và Việt Nam vẫn là hai quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2025. Trong đó, nhập khẩu của Philippines được dự báo đạt 5,4 triệu tấn, giảm nhẹ 50.000 tấn so với năm trước, trong khi Việt Nam giảm 100.000 tấn, xuống còn 3,6 triệu tấn. 

Đáng chú ý, nhập khẩu gạo của Bangladesh và Trung Quốc được dự báo tăng 1 triệu tấn và gần 600.000 tấn trong năm nay.  Ngoài ra, nhập khẩu của Mỹ trong năm 2025 được dự báo đạt mức kỷ lục hơn 1,5 triệu tấn.  

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ USDA 

USDA cho biết nhập khẩu gạo của khu vực châu Phi cận Sahara sẽ tăng lên mức kỷ lục mới trong năm 2025. Khu vực này được dự đoán sẽ trở thành khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, vượt xa Đông Nam Á – nơi được ước tính sẽ nhập khẩu ít hơn đáng kể do nhu cầu từ Indonesia giảm.

Trong bối cảnh sản lượng gạo toàn cầu đạt mức cao kỷ lục, các nhà nhập khẩu ở châu Phi cận Sahara dự kiến ​​sẽ tận dụng mức giá thấp hơn sau khi Ấn Độ dỡ bỏ mọi hạn chế xuất khẩu và có nguồn cung xuất khẩu dồi dào.

Tiêu thụ gạo tại châu Phi cận Sahara đã gần như tăng gấp đôi trong 15 năm qua. Các yếu tố chính bao gồm sự gia tăng dân số, đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch trong thói quen ăn uống, với gạo trở thành lương thực chính.

Mặc dù sản xuất trong nước có tăng, nhưng tốc độ tiêu thụ vẫn tăng nhanh hơn. Tại các thành phố ven biển và khắp Tây Phi, mức tiêu thụ tăng do được thúc đẩy bởi hàng nhập khẩu thường có giá cả phải chăng hoặc được ưa chuộng hơn nhờ chất lượng.

Tại Đông Nam Á, Indonesia được dự báo sẽ giảm nhập khẩu gần 3,9 triệu tấn xuống chỉ còn 800.000 tấn do tồn kho đầu kỳ cao và sản lượng tăng đáng kể. 

Hoàng Hiệp
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cảnh báo rủi ro khi mua vàng online ở các kênh không chính thức

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cảnh báo: "Việc mua vàng online chỉ hợp pháp nếu thực hiện qua các đơn vị được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước."

Bảng giá vàng ngày 19/4: Vàng SJC giảm sốc hơn 7 triệu đồng, vàng nhẫn và 24K lao dốc theo

Sau phiên tăng nóng lập đỉnh lịch sử, giá vàng trong nước trưa 19/4 đồng loạt đảo chiều giảm mạnh. Vàng miếng SJC giảm sâu nhất tới 7,5 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn và vàng nữ trang cũng ghi nhận xu hướng lao dốc tương tự.

Chủ tịch Dabaco: Giá heo hơi còn tăng đến năm 2026

Ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco cho rằng giá heo hơi sẽ còn giữ ở mức cao và còn còn kéo dài đến 2026. Nguyên nhân là hiện Việt Nam đang thiếu đàn nái.

Giá thép hôm nay 19/4: Kết thúc một tuần giảm nhẹ

Giá thép kỳ hạn tiếp tục đi xuống trong tuần này nhưng mức chênh lệch so với cuối tuần trước không nhiều. Trong khi giá quặng sắt có xu hướng nhích lên.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO