Ngày 28/3, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.
Mục tiêu chung của kế hoạch nhằm chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu dùng theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững, dựa trên lợi thế địa phương; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và dinh dưỡng quốc gia.
Đồng thời nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam và toàn cầu.
Theo kế hoạch, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, thu nhập cư dân nông thôn cao hơn 2,5 đến 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 đến 1,5%/năm. Tỷ lệ hộ gia đình không đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm mức độ nặng và vừa ở mức dưới 5%. Duy trì kim ngạch xuất khẩu lương thực thực phẩm trên 30 tỷ USD/năm.
Kế hoạch cũng đặt ra chỉ tiêu giữ tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 15%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 3%.
Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 10%; trẻ 5 - 18 tuổi ở mức dưới 19%; người trưởng thành 19-64 tuổi ở mức dưới 20%.
Tỷ lệ ngộ độc cấp tính được ghi nhận dưới 5 người/100.000 dân. Tỷ lệ diện tích được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi chiếm trên 10% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Số vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được đăng ký chứng nhận tăng 5%/năm.
Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương ở mức trên 30%. Tỷ lệ giá trị nông sản chế biến trong tổng giá trị sản xuất và chế biến nông lâm thủy sản ở mức trên 50%.
Để chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch và bền vững, Việt Nam đặt mục tiêu trên 50% doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị nông lâm thủy sản được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
Giá dầu giảm gần 25% từ đầu năm đến nay, chủ yếu do cung vượt cầu khi OPEC+ tăng sản lượng và cuộc chiến thương mại khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại, tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu. Điều này gây khó khăn cho các quốc gia xuất khẩu dầu, nhưng mang lại lợi ích cho các nước nhập khẩu khi chi phí năng lượng giảm.
Trưa 9/5, thị trường vàng trong nước bất ngờ đảo chiều giảm sâu sau phiên tăng mạnh trước đó. Vàng miếng SJC rơi khỏi đỉnh 122 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn và nữ trang các loại cũng đồng loạt sụt giảm mạnh, có nơi giảm hơn 4 triệu đồng/lượng.
Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đang gặp khó do siết chặt kiểm tra chất lượng và quy định kỹ thuật. Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, từ cấp mã số vùng trồng đến hoàn thiện hệ thống pháp luật để ổn định đầu ra và phát triển bền vững ngành hàng.
Indonesia sẽ ngừng nhập khẩu gạo trong năm nay lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, nhờ sản lượng tăng vọt và kho dự trữ dồi dào, theo Bloomberg.