Theo báo cáo, doanh thu vận tải hàng không của hãng nửa đầu năm 2024 đạt 33.862 tỷ đồng, tăng nhẹ so với báo cáo tự lập. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.166 tỷ đồng, cao hơn 688% so với cùng kì năm ngoái.
Về kết quả kinh doanh hợp nhất, Vietjet đạt 34.030 tỷ đồng doanh thu, và hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng lần lượt 15% và 307% so với cùng kì.
Tính đến ngày 30/06/2024, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 92.205 tỷ đồng. Chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 2.16 lần so với mức thông thường trên thế giới tới 5 lần. Chỉ số thanh khoản 1,39 lần nằm ở mức tốt trong ngành hàng không.
Theo cập nhật của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập Saigon Ratings, Vietjet được duy trì bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn vnBBB- với triển vọng “Ổn định”. Hãng được đánh giá với sự phục hồi rõ rệt, đồng thời với sự chủ động chuẩn bị các điều kiện và tiền đề quan trọng của công ty trong các năm 2022, 2023, Vietjet có thể bứt phá phát triển nhanh hơn và bền vững hơn trong trung và dài hạn.
Vietjet đã đóng góp các khoản thuế, phí trực tiếp và gián tiếp cho ngân sách trong sáu tháng đầu năm 2024 là 3.687 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Vietjet đã vận chuyển gần 13,1 triệu khách, khai thác trên 70 nghìn chuyến bay an toàn. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt 5,5 triệu và số chuyến bay quốc tế là hơn 28.300 chuyến, tăng trưởng lần lượt 52% và 43% so với cùng kỳ 2023, là hãng hàng không dẫn đầu về lượng khách vận chuyển.
Vietjet đang khai thác hơn 149 đường bay khắp Việt Nam và quốc tế, bao gồm 38 đường bay quốc nội và 111 đường bay quốc tế.
Hãng có đội tàu bay hơn 105 chiếc (bao gồm Vietjet Thái Lan) và đang tích cực mở rộng mạng bay trên bầu trời các châu lục, phát triển đội bay mới và hiện đại, thân thiện môi trường.
Tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough Airshow 2024, Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus đã kí hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD.
Với chiến lược, tầm nhìn xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hàng không tiêu chuẩn quốc tế, Học viện Hàng không Vietjet (VJAA) đã trở thành đối tác đào tạo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA).
Vietjet tiên phong tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển và sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững, hướng đến trở thành hãng hàng không xanh, dẫn đầu về công nghệ, thân thiện môi trường và các hoạt động gắn với phát triển bền vững.
Vietjet đã được Tạp chí tài chính hàng đầu thế giới International Finance vinh danh là “Hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất” và “Hãng hàng không quản trị tài chính tốt nhất”; được AirlineRatings vinh danh là “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới” và “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm”; được Forbes vinh danh trong top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024.
Mới đây, hãng đã giành được cùng lúc hai giải “Hãng hàng không hàng đầu châu Á về trải nghiệm khách hàng” và “Hãng hàng không có chương trình khách hàng thân thiết dẫn đầu châu Á” tại giải thưởng World Travel Awards 2024.
Hòa Phát hiện đã đầu tư 8 dự án ở Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) với tổng vốn đầu tư khoảng 180.000 tỷ đồng.
Những cái tên gây thất vọng về mục tiêu lợi nhuận có thể kể đến như BSR, Biwase, KIDO; trong khi PV OIL và Hóa dầu Petrolimex phải điều chỉnh kế hoạch mới có thể đạt được mục tiêu kinh doanh.
Giữa tháng 1, hai thành viên xin rút khỏi HĐQT của FLC Faros trước thềm họp Đại hội đồng cổ đông bất thường.
Ngoài các dự án trọng điểm như mở rộng Trung Lương Mỹ Thuận, nút giao Ngã tư Vũng Tàu, NBB Garden III thì lãnh đạo CII còn muốn tham gia mảng kinh doanh TOD với quy mô đầu tư không thấp hơn 216.000 tỷ đồng.