Xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng đầu năm giảm 13%

Bộ NN&PTNT cho biết tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm sản và thuỷ sản ước đạt 15,6 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu tháng 4 ước đạt 4,5 tỷ USD, giảm 8% so với tháng 4/2022. Trong đó, xuất khẩu các nhóm hàng nông sản chính đạt 2,3 tỷ USD, tăng 24%; sản phẩm chăn nuôi đạt 41 triệu USD, tăng 47%. Ngược lại, xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 1,2 tỷ USD, giảm 30%; thủy sản đạt 800 triệu USD, giảm 29%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm sản và thuỷ sản ước đạt 15,6 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022. Cán cân thương mại ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 2,5 tỷ USD, giảm 28%.

 (Số liệu: Bộ NN&PTNT, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Dưới đây là thông tin xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong năm 2022.

 

Về thị trường xuất khẩu, Bộ NN&PTNT cho biết 4 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 7,58 tỷ USD, tăng 3%; châu Mỹ đạt 3,28 tỷ USD, giảm 40%; châu Âu đạt 1,9 tỷ USD, giảm 13%; châu Phi đạt 223 triệu USD, giảm 21%; châu Đại Dương đạt 216 triệu USD, giảm 31%.

Hiện, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là ba thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,9%, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2022; Mỹ chiếm 18,9%, giảm 40,5% và Nhật Bản chiếm 8,1%, tăng 0,8%.

Bộ NN&PTNT nhận định tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm ở hầu hết thị trường bởi kinh tế toàn cầu năm 2023 dự báo tăng trưởng chậm lại; ảnh hưởng từ xung đột quân sự Nga - Ukraine; lạm phát cao tại một số nước trên thế giới, trong đó có những thị trường nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... làm giảm nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nhiều nước đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và tăng cung trên thị trường; trong khi lượng hàng tồn nhập khẩu 2022 của một số thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU… còn lớn khiến, nhiều doanh nghiệp chưa ký được đơn hàng xuất khẩu mới.

Giá nguyên liệu vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản biến vẫn đang ở mức cao, ảnh hưởng đến điều tiết, quản trị sản xuất kinh doanh và tác động đến thu nhập của nông dân, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường trong nước và thế giới.

Hoàng Anh
CÙNG CHUYÊN MỤC
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 10 năm qua

Lượng nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 4 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua, do tình trạng kéo dài thời gian thông quan và các lô hàng từ Brazil đến trễ vì thu hoạch chậm cùng những vấn đề về logistics, theo Reuters.

Giá lúa gạo hôm nay 9/5: Gạo Ấn Độ chạm đáy 2 năm, Việt Nam và Thái Lan bật tăng trở lại

Giá lúa gạo hôm nay (9/5) tại thị trường trong nước tăng nhẹ 50 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu OM380 và cám. Trên thị trường thế giới, giá gạo Ấn Độ rơi xuống mức thấp nhất gần hai năm, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam tăng 3 – 10 USD/tấn trong tuần qua.

OPEC+ và thuế quan khiến giá dầu giảm sâu?

Giá dầu giảm gần 25% từ đầu năm đến nay, chủ yếu do cung vượt cầu khi OPEC+ tăng sản lượng và cuộc chiến thương mại khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại, tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu. Điều này gây khó khăn cho các quốc gia xuất khẩu dầu, nhưng mang lại lợi ích cho các nước nhập khẩu khi chi phí năng lượng giảm.

Bảng giá vàng ngày 9/5: Vàng SJC bất ngờ ‘lao dốc’ 2,5 triệu, nữ trang và nhẫn trơn rớt giá mạnh

Trưa 9/5, thị trường vàng trong nước bất ngờ đảo chiều giảm sâu sau phiên tăng mạnh trước đó. Vàng miếng SJC rơi khỏi đỉnh 122 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn và nữ trang các loại cũng đồng loạt sụt giảm mạnh, có nơi giảm hơn 4 triệu đồng/lượng.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO