Reuters dẫn nhận định của các nhà phân tích và thương nhân cho biết xuất khẩu thép của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm mạnh trong quý II, làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung trong nước. Nguyên nhân là do cuộc chiến thương mại cùng làn sóng bảo hộ theo sau đã thu hẹp thị trường xuất khẩu.
Theo dự báo của 8 nhà phân tích và thương nhân, lượng thép xuất khẩu trong quý II từ quốc gia sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới có thể giảm tới 20% so với quý I. Họ cũng cho rằng xuất khẩu sẽ tiếp tục suy yếu vào cuối năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc xuất khẩu trong quý II có thể thấp hơn so với cùng kỳ năm 2024.
Xuất khẩu thép của Trung Quốc đang chịu tác động kép. Thứ nhất, các mức thuế của Washington đã khiến hoạt động tái xuất bị đình trệ, khi các quốc gia trung gian không thể tiếp tục bán lại thép Trung Quốc vào Mỹ. Thứ hai, các khách hàng lớn như Hàn Quốc và Việt Nam đã áp thuế riêng nhằm ngăn chặn việc thép Trung Quốc bán phá giá vào thị trường trong nước.
"Chắc chắn tổng lượng xuất khẩu sẽ giảm trong quý II," một thương nhân thép Trung Quốc cho biết. “Mọi người có thể cho rằng thép của Trung Quốc có thể chuyển hướng sang các thị trường thay thế như Trung Đông, châu Phi và Nam Mỹ, nhưng vấn đề là không quốc gia nào có thể hấp thụ được khối lượng khổng lồ như vậy."
Trong thời gian qua, việc xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh đã giúp bù đắp một phần nhu cầu yếu từ lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, bất kỳ sự sụt giảm nào trong xuất khẩu sẽ khiến lượng thép dồn về thị trường nội địa, kéo giá xuống, làm giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất và khiến nhu cầu nguyên liệu đầu vào như quặng sắt suy giảm.
Xuất khẩu trong quý I đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2016, khi các nhà máy đẩy mạnh bán hàng sang nước ngoài trước khi các mức thuế mới được đồn đoán thành hiện thực.
Mặc dù các doanh nghiệp thép từ lâu đã dự đoán rằng lượng xuất khẩu gần mức kỷ lục sẽ gây ra phản ứng từ các nước nhập khẩu, nhưng mức độ bảo hộ được kích hoạt bởi cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến nhiều người bất ngờ.
Chủ tịch của Baosteel, nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc được niêm yết, đã phát biểu vào cuối tháng trước rằng xuất khẩu của ngành đang phải đối mặt với áp lực "chưa từng có" và việc thép bị giữ lại trong nước sẽ làm gia tăng tình trạng dư cung.
Một cuộc khảo sát của công ty tư vấn Mysteel vào tháng 4 cho thấy các đơn hàng nước ngoài của một nhà xuất khẩu thép lớn Trung Quốc đã giảm từ 20% đến 30% so với tháng trước đó.
Ngoài ra, còn có lo ngại rằng cuộc chiến thương mại có thể lan sang các sản phẩm sử dụng nhiều thép như xe điện hoặc đồ gia dụng. Điều này có thể làm suy yếu nhu cầu ở những lĩnh khác ngoài lĩnh vực bất động sản, theo ông Ge Xin, Phó Giám đốc công ty tư vấn Lange Steel.
"Sẽ mất thời gian để tác động này lan tỏa đến thị trường thép thượng nguồn, có khả năng được phản ánh trong dữ liệu của quý II khi nhu cầu trong nước giảm theo mùa, làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung."
Ngày 8/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo dự báo của các chuyên gia, giá heo hơi có thể duy trì đi ngang ở một số địa phương trong sáng mai.
Citi vừa hạ dự báo giá dầu Brent do kỳ vọng về khả năng Mỹ và Iran đạt thỏa thuận hạt nhân. Ngân hàng này cảnh báo giá có thể giảm sâu hơn nếu nguồn cung tăng, nhưng cũng không loại trừ khả năng tăng trở lại nếu đàm phán thất bại, theo Reutes.
Giá lúa gạo hôm nay (8/5) tại thị trường trong nước tiếp tục giữ ổn định, trong khi giá thế giới biến động trái chiều. Các quan chức và nhà phân tích cảnh báo, xung đột ngày càng căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan có thể đe dọa đến an ninh lương thực trên toàn khu vực châu Á, đặc biệt là gạo.