Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 đạt 456 triệu USD, giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2022 do tác động của suy thoái kinh tế, lạm phát trên toàn cầu. Ngoài ra, một nguyên nhân khách quan khác là tháng 1 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ngừng sản xuất 7-10 ngày.
Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chủ lực đều sụt giảm mạnh 30 – 66%. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ giảm sâu nhất với 66%, Trung Quốc giảm 54%, EU giảm 48%, Nhật Bản giảm 32%, Hàn Quốc giảm 29%...
Biến động kinh tế, chính trị, tình trạng lạm phát hàng hóa và thực phẩm tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng cũng như kế hoạch kinh doanh tại các thị trường, nhất là những thị trường lớn của thủy sản Việt Nam, như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…
“Năm 2023, lạm phát toàn cầu được dự báo giảm nhưng vẫn là rủi ro lớn nhất đối với các nhà kinh doanh nhập khẩu và gánh nặng với người tiêu dùng, nhất là các hộ gia đình có thu nhập thấp”, VASEP nhận định.
(Nguồn: VASEP)
Trong khi xuất khẩu thủy sản sang các thị trường lớn giảm mạnh thì các thị trường nhỏ, ngách lại ghi nhận mức tăng trưởng đột phá về doanh số, điển hình như xuất khẩu thủy sản sang Israel tăng 17%, Indonesia tăng 8%, Cameroon tăng 15%, Lào tăng 21%, Chile tăng 7%...
Hay ngay trong khối EU, hầu hết nước thành viên đều giảm nhập khẩu thủy sản Việt Nam tới 30 – 60%, nhưng vẫn có thị trường Phần Lan tăng trưởng đột biến với 435%.
“Lạm phát là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho nhiều loài thủy sản có giá hợp túi tiền người tiêu dùng thu nhập thấp. Quan trọng là các doanh nghiệp nắm bắt sự thay đổi của các thị trường để thích ứng và có chiến lược phù hợp”, VASEP nhận định.
Trong tháng đầu năm 2023, Việt Nam vẫn duy trì hơn 700 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản, trong đó các doanh nghiệp lớn trong mảng tôm, cá tra đều ghi nhận doanh số sụt giảm 40-70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Song vẫn có một số doanh nghiệp tăng trưởng dương như CTCP Thực phẩm Xuất khẩu Trung Sơn Long An tăng 4%, Trung Sơn Hưng Yên giảm nhẹ 3%, Công ty Việt Cường tăng 51%, Mariso Việt Nam tăng 21%...
VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong quý I năm nay có thể thấp hơn 15-20% so với cùng kỳ và sẽ hồi phục dần trong quý II khi các doanh nghiệp tích cực tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế, linh hoạt điều chỉnh chiến lược xuất khẩu và tận dụng cơ hội từ thị trường Trung Quốc.
Trong bối cảnh các thị trường chủ lực như Mỹ và EU gia tăng các rào cản thương mại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động xoay trục thị trường, thay đổi phương thức sản xuất và cách tiếp cận khách hàng nhằm duy trì kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
Giá tiêu tuần qua lên xuống thất thường và đang được giao dịch ở mức 155.000 – 156.000 đồng/kg. Theo số liệu sơ bộ của VPSA, trong 14 ngày đầu tháng 4, Việt Nam xuất khẩu được 10.413 tấn hồ tiêu, trong đó Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất.