Xuất khẩu tôm tháng 10 giảm 26% vì nhu cầu yếu

VASEP cho biết sang tháng 10, với mức giảm sâu 26%, xuất khẩu tôm đã bộc lộ rõ xu hướng đi xuống của thị trường nhập khẩu cũng như các bất cập của doanh nghiệp tôm nói riêng và toàn ngành thuỷ sản nói chung.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam 9 tháng đầu năm 2022 ghi nhận tăng trưởng 23% đạt gần 3,4 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm thực sự chỉ tăng đột phá vào nửa đầu năm nhờ giá xuất khẩu cao và nhu cầu của thị trường tăng mạnh.

Từ quý III, xuất khẩu tôm đã chững lại và giảm dần tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước và giảm dần so với những tháng liền kề trước đó.

Quý III/2022, xuất khẩu tôm cả nước đạt 1,13 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng chỉ tăng gần 4%, xuất khẩu tôm sú giảm 7%. Riêng trong tháng 9, xuất khẩu tôm chân trắng đã giảm 5% so với cùng kỳ, xuất khẩu tôm sú giảm 7%. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm hùm trong quý III tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ.

Sang tháng 10, với mức giảm sâu 26%, xuất khẩu tôm đã bộc lộ rõ xu hướng đi xuống của thị trường nhập khẩu cũng như các bất cập của doanh nghiệp tôm nói riêng và toàn ngành thuỷ sản nói chung.

 Nguồn: VASEP

Theo đó, trong tháng 10, xuất khẩu tôm chỉ thu được 313 triệu USD, mức thấp nhất từ đầu năm nay (trừ tháng 2 có kỳ nghỉ tết Nguyên đán). Luỹ kế tới hết tháng 10, ngành tôm xuất khẩu ghi nhận doanh số trên 3,7 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 10, các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam đều bị sụt giảm rất mạnh. Theo đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm 56% đạt trên 52 triệu USD, sang Nhật Bản giảm 19%, sang Hàn Quốc giảm 26%, sang Anh và các nước EU giảm sâu từ 55% - 88% so với cùng kỳ. Riêng xuất khẩu sang Trung Quốc và Hong Kong vẫn giữ được tăng trưởng lần lượt là 18% và 14% so với tháng 10/2021.

Tính tới hết tháng 10, dù giảm 19% so với cùng kỳ, nhưng thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm gần 20% xuất khẩu tôm Việt Nam với kim ngạch đạt 727 triệu USD, tương đương khoảng 63 nghìn tấn tôm.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, 9 tháng đầu năm nay, thị trường này nhập khẩu khoảng 646,5 nghìn tấn tôm từ 40 nước, trị giá trên trên 6 tỷ USD. Khối lượng nhập khẩu tương đương với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá trị tăng 9%. Nguyên nhân là do giá nhập khẩu trung bình tăng 8,4% lên 9,41 USD/kg.

Việt Nam là nguồn cung tôm lớn thứ 4 tại thị trường Mỹ, chiếm 9% về khối lượng và 11% về giá trị. Giá trung bình nhập khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ cao hơn 9% so với cùng kỳ, từ mức 10,59 USD tăng lên 11,54 USD/kg.

Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn chiếm thị phần chi phối với 35%, 20% và 19% về giá trị. Giá trung bình nhập khẩu tôm từ 3 nước này vào Mỹ đạt lần lượt 9,25 USD, 9,63 USD và 7,67 USD/kg, cũng tăng từ 7-10% so với cùng kỳ năm ngoái.  

Tuy nhiên, xuất khẩu tôm sang các thị trường khác tính đến cuối tháng 10 vẫn giữ được tăng trưởng khả quan, trong đó sang Trung Quốc tăng 70%, sang Australia tăng 50%...

Mặc dù đang giai đoạn cuối năm, nhưng xuất khẩu tôm trong 2 tháng tới khó giữ được tăng trưởng như những tháng trước vì nhu cầu trên thị trường ngày càng sụt giảm, nguồn nguyên liệu khó khăn và chi phí sản xuất thì vẫn cao, trong khi doanh nghiệp và người nuôi thì thiếu vốn để quay vòng đầu tư sản xuất – chế biến xuất khẩu.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá phân bón hôm nay 29/3: Thị trường lặng sóng, phân supe lân thấp nhất miền Bắc

Khảo sát cho thấy, giá phân bón hôm nay (29/3) duy trì ổn định trên diện dộng. Trong đó, phân supe lân giao dịch thấp nhất ở mức 260.000 - 290.000 đồng/bao.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 4,49 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,57 tỷ USD.

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 29/3: Thép Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong 4 năm

Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 138 nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt Đại Liên giảm ngày thứ ba liên tiếp do lo ngại nhu cầu của Trung Quốc.

Giá gas hôm nay 29/3: Tiếp đà phục hồi, giá khí đốt tự nhiên tăng gần 2%

Giá gas hôm nay (29/3) tiếp đà tăng mạnh vào phiên sáng nay. Thị trường khí đốt châu Âu tương đối ổn định do nhiệt độ ôn hóa và nguồn cung dồi dào tại thời điểm này trong năm.