Năm 2025 là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025. Kế hoạch đầu tư công năm nay được Chính phủ dự kiến là 790.727 tỷ đồng, cao hơn khoảng 120.000 tỷ đồng so với kế hoạch 670.000 tỷ đồng của năm 2024.
Theo thống kê từ Nghị quyết của HĐND các tỉnh, thành phố, nhiều địa phương có kế hoạch chi nhiều cho đầu tư công năm nay. Trong đó, Hà Nội và TP HCM là hai địa phương có kế hoạch đầu tư công cao nhất cả nước, lần lượt là 87.130 tỷ đồng và 84.149 tỷ đồng. Xếp thứ ba là Bình Dương với kế hoạch đầu tư công 36.000 tỷ đồng.
Những vị trí tiếp theo trong top 10 địa phương có kế hoạch đầu tư công lớn nhất lần lượt thuộc về: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thanh Hoá, Cần Thơ, Quảng Ninh, Thái Bình và Kiên Giang.
Tại Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học và công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2025 diễn ra ngày 16/12/2024, ông Lê Anh Quân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, kế hoạch đầu tư công năm 2025 của thành phố là 87.130 tỷ đồng.
Theo đó, kế hoạch đầu tư công năm nay của Hà Nội cao gấp 1,13 lần so với năm 2024 và gấp 2,1 lần so với năm 2021 - năm đầu kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.
HĐND TP đã thông qua kế hoạch vốn đầu tư công năm nay với tổng số vốn là 84.149,052 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 3.237,49 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 80.911,56 tỷ đồng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cho biết đã tham mưu UBND giao, phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công. Cụ thể, thành phố đã phân bổ chi tiết số vốn 67.395,86 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 3.237,49 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương khoảng 64.158,37 tỷ đồng, dự phòng ngân sách địa phương khoảng 16.753,19 tỷ đồng.
Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh Bình Dương là 36.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương khoảng 7.132,09 tỷ đồng, bao gồm: vốn trong nước 2.550,73 tỷ đồng, vốn ODA 581,36 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi năm 2022 là 4.000 tỷ đồng.
Vốn ngân sách địa phương 28.867,91 tỷ đồng, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước 4.960,07 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất 4.420 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết 2.180 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương 903,2 tỷ đồng; vốn đầu tư từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 6.404,64 tỷ đồng; nguồn cải cách tiền lương chi đầu tư xây dựng cơ bản 10.000 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết số 96 ban hành ngày 6/12/2024 của HĐND TP Hải Phòng, nguồn vốn đầu tư công dự kiến năm 2025 do thành phố quản lý là 25.428,83 tỷ đồng. Trong đó, các nguồn vốn của Trung ương khoảng 459,25 tỷ đồng, nguồn vốn của thành phố và đóng góp của doanh nghiệp khoảng 24.969,59 tỷ đồng.
Tại Nghị quyết số 72 ban hành ngày 6/12/2024, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phê duyệt kế hoạch đầu tư công năm 2025 với tổng nguồn vốn 22.075,49 tỷ đồng. Trong đó, vốn phân bổ đầu năm 19.904,39 tỷ đồng.
Với số vốn 1.083,62 tỷ đồng còn lại, HĐND tỉnh đã thống nhất trình cấp có thẩm quyền phân bổ cho dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu
Tỉnh Thanh Hoá dự kiến kế hoạch đầu tư công năm nay khoảng 14.379,76 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương khoảng 11.358,57 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương khoảng 3.021,19 tỷ đồng. Trong nguồn vốn ngân sách Trung ương, có 2.668,18 tỷ đồng từ vốn trong nước và 353,01 tỷ đồng từ vốn nước ngoài.
Theo Nghị quyết số 23 của HĐND TP Cần Thơ, dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025 là 12.118,81 tỷ đồng, với khoảng 6.116,09 tỷ đồng ngân sách Trung ương và 6.002,74 tỷ đồng vốn trong cân đối ngân sách địa phương.
Trong năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 2021 - 2025, tỉnh Quảng Ninh quyết định dành khoảng 11.957 tỷ đồng vốn đầu tư công phân bổ thực hiện thanh quyết toán, đầu tư các dự án, công trình có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Trong gần 12.000 tỷ đồng vốn đầu tư công được phân bổ, có trên 557 tỷ đồng ngân sách Trung ương; gần 9.000 tỷ đồng ngân sách cấp tỉnh; trên 2.400 tỷ đồng ngân sách cấp huyện.
Ngày 12/12/2024, HĐND tỉnh Thái Bình đã ban hành Nghị quyết phân bổ vốn đầu tư công năm 2025 với tổng số vốn là 11.532,84 tỷ đồng.
Cụ thể, vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương 6.169,47 tỷ đồng, gồm 6.114,47 tỷ đồng vốn trong nước và 55 tỷ đồng vốn nước ngoài; vốn đầu tư công nguồn ngân sách tỉnh 5.183,99 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết, với nhu cầu đầu tư phát triển của địa phương, khả năng huy động và cân đối nguồn vốn, tỉnh dự kiến vốn đầu tư công năm 2025 nhiều hơn năm 2024 khoảng 3.100 tỷ đồng, theo TTXVN.
Theo đó, dự kiến kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 của Kiên Giang là khoảng 11.062 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách địa phương khoảng 8.738 tỷ đồng và vốn Trung ương hơn 2.324 tỷ đồng.
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu 3.000 km đường cao tốc và đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là những nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra cho Bộ Giao thông vận tải trong năm nay.
Trong tháng 1, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 4,33 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng hơn 1,39 tỷ USD, gấp gần 6,1 lần cùng kỳ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến công tác nhân sự trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ 9.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các địa phương giám sát chặt chẽ, triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24 báo cáo Thủ tướng trong quý II/2025