Áp thuế CBPG tạm thời với tôn mạ từ Trung Quốc, Hàn Quốc tối đa 37,13%

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.

 

Ngày 1/4, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 914⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. 

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.

Mức thuế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế chống bán phá tạm thời được ban hành và được áp dụng trong thời hạn 120 ngày kể từ khi có hiệu lực. 

 

 Mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc xuất khẩu tôn mạ vào Việt Nam (Nguồn: Bộ Công Thương)

Theo số liệu hải quan, tính đến hết tháng 3/2024, lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra trong 12 tháng đã đạt 454 nghìn tấn, tăng 91% so với cùng kỳ đến tháng 3 năm 2023. Kể cả sau khi Bộ Công Thương ra quyết định khởi xướng vụ việc này, lượng nhập khẩu thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn gia tăng đáng kể, chỉ trong vòng 9 tháng cuối năm 2024, lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra đã xấp xỉ 382 nghìn tấn (tăng 20% so với cùng kỳ).

Do vậy, Bộ Công Thương đã xem xét áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhằm ngăn chặn lượng nhập khẩu thép mạ gia tăng nhanh có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trong thời gian tới.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, tiêu thụ tôn mạ trong hai tháng đầu năm nay giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong văn bản gửi Bộ Công Thương hôm 26/2, Hiệp hội cho biết thêm kể từ khi chấm dứt biện pháp chống bán phá giá đối với thép mạ (Vụ AD02) vào tháng 5/2022, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh, chiếm 64-67% tổng lượng thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023. Cho đến nay, việc này tiếp tục ảnh hưởng đến ngành sản xuất thép trong nước. 

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giảm thuế nhập khẩu ethanol: Cần các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất

Thị trường xăng sinh học tại Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động nhiều mặt khi giảm thuế nhập khẩu ethanol nên rất cần có các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất.

Giảm thuế nhập khẩu gỗ về 0: Được và mất?

Theo các chuyên gia, việc giảm thuế nhập khẩu đối với gỗ có thể gây áp lực đối với doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, xét về tổng thể ngành gỗ được hưởng lợi khi rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng sẽ thấp hơn.

Dự báo giá heo hơi ngày 3/4: Thị trường phía Nam có thể tiếp tục đi xuống

Nhiều chuyên gia dự báo giá heo hơi tại khu vực miền Nam có thể tiếp tục đi xuống trong sáng mai do thị trường này đang giữ đà giảm nhanh.

Giá sầu riêng hôm nay 2/4: Thái Lan kêu gọi Trung Quốc tạo thuận lợi cho xuất khẩu sầu riêng

Giá sầu riêng hôm nay ổn định tại vùng được thu mua chính trên cả nước, nhưng ghi nhận sự phân hóa rõ rệt về giá cả và loại sầu riêng. Trong khi đó, Thái Lan đang kêu gọi Trung Quốc kéo dài giờ làm việc và bổ sung thêm các kênh hải quan để tạo thuận lợi cho xuất khẩu trái cây.