Việc liên tiếp đạt chứng nhận THQG là minh chứng cho chất lượng sản phẩm, cũng như tầm nhìn dài hạn của TTC AgriS về phát triển nông nghiệp bền vững và thúc đẩy thương mại. Đơn vị đã và đang từng bước đưa các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vươn xa trên trường quốc tế.
Phát triển danh mục gần 200 dòng sản phẩm, TTC AgriS cung cấp các giải pháp dinh dưỡng tự nhiên đa dạng có nguồn gốc thực vật (plant-based) từ mía, dừa, chuối, gạo và hệ sinh thái nông sản tiềm năng. Trong đó, các nhãn hiệu nổi bật là đường Biên Hòa, TSU và Mimosa đều tiếp tục đạt chứng nhận THQG trong năm 2024.
Kiên định với chiến lược kinh doanh xanh suốt hơn 55 năm “Phụng sự - Kiện toàn Chuỗi giá trị trách nhiệm”, TTC AgriS cam kết bảo toàn chất lượng, tính minh bạch nguồn gốc cho hệ sinh thái sản phẩm. Đây cũng là thế mạnh giúp công ty đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trong, ngoài nước về tiêu dùng bền vững.
Chủ tịch HĐQT TTC AgriS, bà Đặng Huỳnh Ức My nhấn mạnh: "Chứng nhận THQG là danh hiệu uy tín mà TTC AgriS luôn nỗ lực duy trì, nhằm thực thi trách nhiệm khẳng định giá trị nông sản Việt trên thị trường quốc tế. TTC AgriS cam kết trở thành nhà bảo chứng dinh dưỡng và góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu thông qua hoạt động tối ưu chuỗi giá trị nông sản, tiên phong hướng đến mục tiêu Net Zero vào năm 2035."
Bà My cho biết, việc phát huy giá trị THQG cũng là trách nhiệm và động lực cho TTC AgriS đặt ra tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp bền vững. Thông qua các thành phẩm “xanh” từ sản xuất “sạch”, đơn vị đồng hành cùng cam kết quốc gia để triển khai lộ trình chi tiết về giảm phát thải khí nhà kính: Mục tiêu tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng “0” trong toàn chuỗi giá trị TTC AgriS - Net Zero vào năm 2035.
Trước đó, TTC AgriS được công nhận là một trong những cái tên nổi bật của ngành Thực phẩm theo bảng xếp hạng Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024 (Do Brand Finance đánh giá – tổ chức hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu). Thương hiệu TTC AgriS được định giá 147 triệu USD, tăng 30 triệu USD so với năm 2023, chỉ số sức mạnh thương hiệu đạt 64.13 xếp hạng A+. Công nhận này tiếp tục củng cố vị thế của TTC AgriS trong chuỗi giá trị nông nghiệp và thực phẩm, dẫn dắt các xu hướng xanh với năng lực tài chính ổn định cũng như tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
Không chỉ còn là xu thế, việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu quốc gia hiện là chuẩn mực, bổ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế thế giới.
Đến nay, TTC AgriS đã ghi nhận bước tiến phủ sóng thương hiệu nông sản Việt hiện diện tại 69 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhờ lợi thế sở hữu vùng nguyên liệu rộng lớn gần 72.000 ha tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Australia, công ty đã tối ưu hóa chuỗi cung ứng và mở rộng tầm ảnh hưởng của đơn vị trên các thị trường quốc tế.
Niên độ 2023-2024, vượt lên bối cảnh bất ổn của tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, TTC AgriS đã chủ động thích ứng và khép lại niên độ với kết quả tích cực. Tổng sản lượng tiêu thụ tiếp tục vượt mốc 1 triệu tấn. Doanh thu thuần đạt 29.021 tỷ đồng, hoàn thành 141% so với kế hoạch và tăng 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 908 tỷ đồng, vượt kế hoạch 7% và tăng ấn tượng 26% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 806 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ.
Quý 1 niên độ 2024-2025, TTC AgriS tiếp tục ghi nhận doanh thu tăng trưởng, đạt 6.822 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ và hoàn thành 26% kế hoạch năm. Đặc biệt, doanh thu từ mảng FBMC (Thực phẩm, Đồ uống, Sữa và Bánh kẹo) tăng trưởng gấp 3 lần nhờ ra mắt các sản phẩm nước uống dinh dưỡng như C-Cane Crush và nước dừa XIM.
Tính đến cuối tháng 9/2024, tổng tài sản của TTC AgriS đạt hơn 34.369 tỷ đồng. Công ty liên tục mở rộng hoạt động R&D, đồng thời thúc đẩy quá trình M&A các công ty cùng ngành để mở rộng và tham gia sâu hơn vào thị trường FBMC toàn cầu.
TTC AgriS đặt mục tiêu đưa FBMC chiếm 40% tổng doanh thu vào năm 2030. Chiến lược này nhằm nâng cao vị thế doanh nghiệp, cũng như nâng tầm giá trị thương hiệu nông sản Việt.
Tháng 9, TTC AgriS hoàn tất khoản đầu tư 1,5 triệu AUD vốn vào công ty sản xuất trà ủ lạnh nitro của Australia là East Forged. Tháng 10, công ty thông báo chủ chương đầu tư tối đa khoảng 40% vốn điều lệ CTCP Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex), doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và thương mại các các sản phẩm từ dừa.
Thông qua các khoản đầu tư lớn từ các định chế và ngân hàng quốc tế như IFC, FCB, E.SUN,… TTC AgriS cũng đang đẩy mạnh các hoạt động thương mại toàn cầu trong lĩnh vực F&B.
Mới đây trong tháng 10/2024, công ty đã hoàn tất khoản tài trợ vốn trị giá 42 triệu USD từ SACE S.p.A và ING, mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế trong sản xuất và phân phối các sản phẩm nông nghiệp bền vững. Sự kiện này không chỉ củng cố tiềm lực tài chính của TTC AgriS mà còn thể hiện sự tín nhiệm của các đối tác quốc tế đối với thương hiệu Việt Nam.
Chủ tịch Đặng Huỳnh Ức My cũng nhấn mạnh định hướng thiết lập nền tảng vững chắc cho kế hoạch kinh doanh quốc tế: “Với nền tảng kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp và cam kết phát triển bền vững, TTC AgriS đã và đang dẫn dắt chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam theo hướng quốc tế hóa.
Trong tương lai, chúng tôi không chỉ tập trung phát triển các sản phẩm từ cây trồng mà còn mở rộng hệ sinh thái F&B, với mục tiêu doanh thu 60.000 tỷ đồng vào năm 2030, đồng thời hoàn thành sứ mệnh Net Zero vào năm 2035. Đây sẽ là các đóng góp tích cực của doanh nghiệp vào mục tiêu phát triển bền vững và sứ mệnh nâng tầm thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.”
Doanh nghiệp phải có báo cáo kiểm toán về vốn điều lệ góp trong 10 năm trước khi chào bán chứng khoán lần đầu, để tránh tăng ảo như trường hợp Faros, theo đại biểu Quốc hội.
Theo bà Trương Mỹ Lan, năm 2021 đã nộp 5.000 tỷ đồng vào SCB để tăng vốn điều lệ nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, nay đề nghị tòa cho nhận lại để dùng khắc phục hậu quả.
Các công ty lớn đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm để sớm vận hành thời gian tới, sớm tạo ra các tài sản chiến lược trong mô hình kinh doanh.
Yến sào Khánh Hòa muốn điều chỉnh giảm cả kế hoạch lợi nhuận và doanh thu năm nay.