Tại sự kiện VinVentures: Venture Forum sáng 29/8, bà Lê Hàn Tuệ Lâm – CEO Quỹ đầu tư VinVentures, nhận định Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới của phát triển công nghệ, với cơ hội hình thành những công ty tỷ đô trong lĩnh vực số.
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm tại sự kiện sáng 29/5. (Ảnh: Đức Huy).
Theo bà Lâm, trong vòng 4 thập kỷ qua, Việt Nam đã đi một chặng đường dài. Từ một nền kinh tế nhỏ, đến nay Việt Nam có gần 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động và GDP đang tiến gần mốc 500 tỷ USD. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đạt giá trị tỷ đô lại đang sụt giảm.
Bà cho biết: “Số lượng các công ty đạt giá trị tỷ đô đã giảm kể từ năm 2014”.
Từ sau giai đoạn cải cách đến năm 1999, đã có 29 công ty tỷ đô xuất hiện. Giai đoạn tiếp theo giảm còn 10 công ty tỷ đô mới. Và từ năm 2020 đến 2024, không có công ty tỷ đô mới nào xuất hiện.
Theo bà, điều này phản ánh thực tế rằng phần lớn các ngành công nghiệp truyền thống đã trưởng thành. Số lượng doanh nghiệp trong các ngành như ngân hàng, bất động sản, sản xuất, cấp thoát nước… đã ổn định. Việc gia nhập các ngành này là rất khó, do rào cản lớn và thị trường đã định hình rõ ràng.
Tuy nhiên, công nghệ đang mở ra một mặt trận mới. Việt Nam đang cạnh tranh sát sao với các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực này.
“Nếu bạn đến Việt Nam cách đây 5 năm và ra chợ, phương thức thanh toán phổ biến nhất vẫn là tiền mặt. Nhưng hiện tại, gần như mọi giao dịch đều là phi tiền mặt”, bà Lâm nói.
Xu hướng thanh toán số tiếp tục tăng nhanh, là nền tảng cho kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế số lớn thứ hai khu vực, với kinh tế số chiếm ít nhất 50% GDP.
Một số thương vụ đầu tư tiêu biểu được nhắc đến bao gồm Buymed, Home Credit, Be & Techcoop. Những doanh nghiệp như vậy được VinVentures gọi là “Soonicorns" – những startup đang trên đà trở thành kỳ lân. Bà Lâm tin rằng đây là những đại diện cho làn sóng thế hệ công nghệ tiếp theo của Việt Nam.
"Khi các startup đạt đến ngưỡng này, họ có thể IPO, niêm yết, hoặc tự phát triển bền vững", bà Lâm cho biết thêm. VinVentures đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ có ít nhất 6 kỳ lân mới, đánh dấu một giai đoạn bứt phá.
Theo bà Lâm, những thương vụ như VinAI bán cho Qualcomm hay VinBrain được Nvidia mua lại là minh chứng cho khả năng cạnh tranh công nghệ toàn cầu của startup Việt.
“Tất cả những điều này gửi đi một thông điệp đơn giản nhưng mạnh mẽ: Chúng ta có thể làm được”, bà Lâm nói.
Bà Lâm cũng nhận định, chúng ta cần sự hợp lực giữa chính phủ tư nhân và các khối ngành liên quan. Và mô hình này đã chứng minh hiệu quả ở các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Các chính sách hỗ trợ gần đây như Nghị quyết 57, Nghị quyết 68, thúc đẩy khoa học công nghệ và kinh tế tư nhân được đánh giá là bước chuyển mình đáng chú ý.
“Việt Nam hiện có nhân tài, kinh tế mạnh, lực lượng lao động trẻ và chính sách tiến bộ. Nhưng điều chúng ta thiếu là một nền tảng để kết nối”, bà Lâm đánh giá.
Đó là lý do VinVentures thành lập Venture Forum – nền tảng trung lập để các nhà đầu tư, startup và chính phủ có thể đối thoại, chia sẻ, và huy động vốn trong bối cảnh chiến lược quốc gia thay đổi liên tục.
Dự án The 9 Stellars hiện đang được thi công xây dựng tại mặt tiền đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Bình, Thủ Đức. Dự án này do CTCP Ngân Thạnh làm chủ đầu tư và được phát triển bởi Sonkim Land.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná, thành viên Trung Nam Group, làm chủ đầu tư khu công nghiệp gần 3.900 tỷ đồng ở Ninh Thuận.
Dự án Khu đô thị, du lịch, văn hóa thể thao hồ Phú Hòa tại trung tâm TP Quy Nhơn sẽ được địa phương đấu thầu lại để chọn nhà đầu tư, sau một thập kỷ "đắp chiếu".
Trước những biến động toàn cầu, ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn Việt Nam không chỉ là điểm đến sản xuất, mà còn là nơi tái định hình toàn bộ chuỗi cung ứng của họ.