Những thách thức về hậu cần và tác động tiềm ẩn từ La Nina càng làm phức tạp thêm thị trường, trong khi tiêu dùng thịt heo cho thấy xu hướng tích cực.
Giá thịt heo quốc tế giảm tháng thứ 5 liên tiếp, do giá ở EU thấp hơn, phản ánh nguồn cung dồi dào và nhu cầu trong nước và toàn cầu liên tục giảm.
Tính tới ngày 4/12, Philippines vẫn là quốc gia có giá heo hơi cao nhất thế giới. Trung Quốc duy trì vị trí thứ hai và theo sau là Việt Nam.
Tại Trung Quốc, giá heo hơi tiếp tục giảm, cho thấy nhu cầu tiêu thụ thịt heo tại quốc gia châu Á vẫn ảm đạm. Trong khi báo cáo giá lạm phát CPI tháng 11 của Trung Quốc cho thấy lạm phát thịt heo giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng và báo hiệu chu kỳ thịt heo có thể quay đầu một lần nữa.
Trong khi đó, giá heo hơi trong nước biến động trái chiều trong tháng 11. Giá tại miền Bắc giảm 1,1% so với tháng 10 trong khi miền Trung và miền Nam tăng 0,7 – 1,6%.
Nguồn cung vẫn tăng trong tháng 11, nhưng theo chuyên gia, giá heo hơi biến động thất thường khiến người chăn nuôi dè dặt tái đàn.
Việc tái đàn chậm hơn một tháng so với dự kiến có thể dẫn đến khan hiếm nguồn cung thịt heo trong dịp Tết Nguyên đán 2025, đẩy giá thịt tăng cao.
Cùng với đó, trước diễn biến phức tạp của dịch ASF, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực của địa phương để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới trong bối cảnh các hộ chăn nuôi đang chuẩn bị nguồn cung cho dịp Tết Nguyên đán 2025.
CHI TIẾT BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG HEO THÁNG 11
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) vừa có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội Rau quả Việt Nam về việc sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào EU.
Tính tới cuối tháng 11, Việt Nam chi 1,4 tỷ USD để nhập hơn 5,3 triệu tấn lúa mì, theo Tổng cục Hải quan.
Giá tiêu hôm nay (22/12) giảm nhẹ 900 – 1.000 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên và ổn định tại Đông Nam Bộ. Kết quả là, giá tiêu trong nước đã giảm tổng cộng 500 – 1.000 đồng/kg so với tuần trước. Ngược lại, giá tiêu xuất khẩu tăng 100 – 200 USD/tấn.
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự giảm nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng giảm, có thời điểm gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức dưới 500 USD/tấn.