Giá tiêu hôm nay dao động trong khoảng 144.500 – 145.500 đồng/kg, giảm 900 – 1.000 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên và ổn định ở khu vực Đông Nam Bộ.
Tính chung trong cả tuần vừa qua, giá tiêu trong nước đã giảm 500 – 1.000 đồng/kg so với tuần trước.
Cụ thể, giá tiêu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thu mua ở mức cao nhất là 145.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Theo sau là giá tiêu tại tỉnh Đắk Nông với 145.300 đồng/kg, giảm 900 đồng/kg trong tuần qua.
Giá tiêu tại các tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước và Đồng Nai cùng được thu mua ở mức 145.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Địa phương có giá thu mua thấp nhất là Gia Lai đứng ở mức 144.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 22/12 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với cuối tuần trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
145.000 |
-1.000 |
-1.000 |
Gia Lai |
144.500 |
-1.000 |
-500 |
Đắk Nông |
145.300 |
-900 |
-900 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
145.500 |
- |
-500 |
Bình Phước |
145.000 |
- |
-1.000 |
Đồng Nai |
145.000 |
- |
-1.000 |
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) ở mức 6.739 USD/tấn, giảm 0,7% trong tuần qua.
Tương tự, giá tiêu đen ASTA 570 Brazil cũng giảm 0,4% so với cuối tuần trước, xuống còn 6.275 USD/tấn.
Tuy nhiên, giá tiêu đen Kuching Malaysia được điều chỉnh tăng 2,4% (200 USD/tấn) trong tuần qua, lên mức 8.400 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam cũng tăng 100 USD/tấn, đứng ở mức 6.400 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 6.700 USD/tấn với loại 550 g/l.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 22/12 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với tuần trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
6.739 |
-0,7 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.275 |
-0,4 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
8.400 |
2,4 |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.400 |
1,6 |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.700 |
1,5 |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia giảm 1,7% so với cuối tuần trước, đứng ở mức 8.911 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu trắng Malaysia ASTA tuần qua tăng 200 USD/tấn (1,9%), đạt 10.600 USD/tấn.
Giá tiêu trắng chào bán của Việt Nam cũng tăng 200 USD/tấn, lên mức 9.600 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 22/12 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với tuần trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
8.911 |
-1,7 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
10.600 |
1,9 |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.600 |
2,1 |
Mặc dù giảm trong tuần qua nhưng giá tiêu được cho là khó giảm sâu bởi nguồn cung đang rất hạn chế.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tháng 11 đạt 15.863 tấn, kim ngạch 106,4 triệu USD, giảm 13,9% về lượng và giảm 11,7% về kim ngạch so với tháng 10/2024; giảm 21,5% về lượng nhưng tăng 37,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Như vậy, khối lượng hồ tiêu xuất khẩu đã giảm tháng thứ tư liên tiếp so với cùng kỳ. Điều này là dấu hiệu cho thấy nguồn cung đang cạn dần, trong khi vụ thu hoạch 2025 dự kiến sẽ bắt đầu muộn hơn mọi năm.
Tính chung 11 tháng, xuất khẩu hồ tiêu đạt 234.701 tấn, kim ngạch 1,2 tỷ USD, giảm 4,5% về lượng nhưng tăng 46,2% về kim ngạch so với cùng kỳ. Đây là con số xuất khẩu rất ấn tượng, đặc biệt trong bối cảnh hầu hết các chuyên gia dự báo sản lượng và tồn kho vụ mùa 2024 sẽ giảm đáng kể so với 5 năm qua.
Giá trung bình xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 11 đạt 6.713 USD/tấn, tăng 2,5% so với tháng trước và tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức giá cao nhất ghi nhận được kể từ tháng 2/2017 đến nay.
Tính chung 11 tháng, giá trung bình xuất khẩu hồ tiêu đạt 5.187 USD/tấn, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong thời gian qua, sự tăng trưởng tại thị trường Mỹ và EU được cho là đã giúp bù đắp cho phần sụt giảm mạnh của thị trường Trung Quốc, nhờ đó sản lượng xuất khẩu chung chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPSA, kỳ vọng trong năm tới, thị trường Trung Quốc sẽ mua hàng tích cực trở lại do năm nay, thị trường này chỉ mua khoảng 10.000 tấn. Tuy nhiên, tại các thị trường khác, với lượng hàng mua mạnh trong năm nay, sức ép phải mua ngay khi vào vụ là không lớn.
Dù triển vọng về giá đang có nhiều tích cực, song theo VPSA, ngành hồ tiêu và gia vị đang đối mặt với thách thức từ diễn biến thời tiết khó lường làm tăng chi phí đầu tư và phòng ngừa dịch bệnh. Bên cạnh đó, nhiều nông dân đang chuyển sang các loại cây trồng có lợi nhuận cao hơn như sầu riêng và cà phê, làm giảm diện tích trồng tiêu và ảnh hưởng đến tổng sản lượng.
Ngoài ra, tình hình bất ổn địa chính trị diễn ra tại một số khu vực ảnh hưởng đến việc giao thương xuất khẩu, dẫn tới giá cả biến động, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu tăng ở Mỹ và châu Âu nhưng giảm ở Trung Quốc và Trung Đông đã tác động đến giá thị trường nội địa có thời điểm diễn biến tăng giảm đột ngột. Các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tiêu chuẩn môi trường tại các thị trường lớn đã tạo áp lực cho ngành trong việc điều chỉnh phương pháp canh tác và quy trình sản xuất.
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) vừa có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội Rau quả Việt Nam về việc sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào EU.
Tính tới cuối tháng 11, Việt Nam chi 1,4 tỷ USD để nhập hơn 5,3 triệu tấn lúa mì, theo Tổng cục Hải quan.
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự giảm nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng giảm, có thời điểm gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức dưới 500 USD/tấn.
Tính chung trong tuần vừa qua, giá cà phê trong nước đã giảm 3.000 -4.000 đồng/kg, xuống còn 120.500 – 121.300 đồng/kg. Thị trường nội địa chịu áp lực khi giá cà phê robusta thế giới liên tiếp đi xuống, trong khi arabica lại tăng khá tốt trong tuần qua.