Barclays hôm 28/4 đã hạ dự báo giá dầu Brent năm 2025 xuống còn 70 USD/thùng, giảm 4 USD so với dự báo trước đó, và xuống 62 USD/thùng trong năm 2026 viện dẫn lý do “chặng đường gập nghềnh phía trước” trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang và OPEC+ điều chỉnh chiến lược sản lượng.
Mặc dù các yếu tố cơ bản của thị trường dầu mỏ trong đầu năm nay "diễn biến tốt hơn so với dự đoán", nhưng Barclays vẫn dự báo thặng dư nguồn cung ở mức 1 triệu thùng/ngày trong năm nay và 1,5 triệu thùng/ngày năm 2026.
Barclays cảnh báo rằng khả năng thích ứng hạn chế của thị trường có thể khiến giá dầu “dễ bị tổn thương” trong ngắn hạn.
Ngân hàng cũng lưu ý rằng, tuy nhu cầu tiêu thụ vẫn ổn định chủ yếu nhờ mức tiêu dùng của Trung Quốc tăng lên và thị trường bất động sản ổn định, song triển vọng kinh tế vĩ mô vẫn có thể xấu đi.
Về nguồn cung, Barclays cũng hạ dự báo sản lượng dầu của các quốc gia ngoài OPEC xuống 270.000 thùng/ngày do những diễn biến bất ngờ từ Mỹ, Canada, Brazil và Na Uy, cũng như triển vọng giá dầu thấp hơn.
Sản lượng dầu thô của Mỹ được dự báo sẽ không tăng trong quý IV năm nay, trái ngược với dự báo trước đó, trong khi sản lượng của OPEC dự kiến tăng thêm 240.000 thùng/ngày do các thành viên chủ chốt của khối đẩy nhanh quá trình kết thúc những điều chỉnh tự nguyện bổ sung.
Barclays nhấn mạnh hai kịch bản tiềm năng: giá dầu Brent bình quân có thể đạt 75 USD/thùng nếu căng thẳng thương mại lắng dịu và lập trường của OPEC+ ôn hòa hơn; trái lại, giá dầu có thể chạm ngưỡng 50 USD/thùng trong một thời gian nếu nhu cầu yếu và OPEC+ vẫn giữ quan điểm như hiện nay.
Một số thành viên của OPEC+ dự kiến sẽ đề xuất tăng sản lượng dầu lần thứ 2 liên tiếp khi trong cuộc họp vào ngày ngày 5/5 tới đây.
Barclays nhận định, mặc dù các yếu tố cơ bản hiện tại khá tốt, nhưng giá dầu sẽ vấp phải nhiều thách thức trong những tháng tới.
Chốt phiên giao dịch ngày 28/4, giá dầu thô Brent giảm 1,51% xuống 65,86 USD/thùng. Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,5% xuống 62 USD. Giá dầu giảm chủ yếu do lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ gây áp lực lên nhu cầu.
Việc tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế sẽ giúp “ổn định nhu cầu thép trong các lĩnh vực bất động sản và hạ tầng”. Đồng thời, quá trình cải cách ngành đang được đẩy mạnh có thể dẫn đến “mức cắt giảm nguồn cung lớn hơn kỳ vọng”. Việc này sẽ hỗ trợ ngành thép Trung Quốc phục hồi.
Trưa 29/4, thị trường vàng trong nước ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của vàng miếng SJC, vàng nhẫn trơn và vàng nữ trang. Đặc biệt, vàng miếng SJC lại một lần nữa vượt mốc 121 triệu đồng/lượng.
Giá heo hơi theo chiều đi xuống tại cả ba miền trong phiên sáng nay. Hiện tại, thị trường mua bán dao động từ 66.000 - 75.000 đồng/kg.
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (29/4) điều chỉnh tăng đối với một số loại phân bón tại khu vực Tây Nam Bộ. Theo đó, phân urê Cà Mau, Phú Mỹ có giá bán lần lượt là 590.000 - 630.000 đồng/bao và 580.0000 - 620.000 đồng/bao.