Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và triển khai các dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông.
Theo đó, để sớm hoàn thành hệ thống trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đảm bảo khai thác đồng bộ, phục vụ nhu cầu lưu thông trên tuyến, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố hỗ trợ, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh thủ tục, hoàn thành bàn giao mặt bằng các dự án.
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị các tỉnh Nghệ An, Đồng Nai, Bình Thuận bàn giao phần mặt bằng còn lại trong tháng 3 đối với hai trạm dừng nghỉ thuộc dự án thành phần đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đã ký kết hợp đồng từ tháng 8/2024 nhưng đến nay mới bàn giao một phần mặt bằng.
Các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận bàn giao toàn bộ mặt bằng trong tháng 4 đối với ba trạm dừng nghỉ thuộc các dự án thành phần đoạn Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Các dự án này cũng đã ký kết hợp đồng từ tháng 8/2024 nhưng đến nay mới bàn giao một phần mặt bằng.
Chủ tịch UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Hậu Giang, Kiên Giang được đề nghị hỗ trợ, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy nhanh thủ tục, bàn giao mặt bằng trong tháng 4 đối với 11 trạm dừng nghỉ đang hoàn thiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư để có thể triển khai thi công ngay sau khi ký kết hợp đồng.
Các trạm dừng nghỉ tại các tỉnh trên nằm trên các đoạn: Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Cam Lộ - La Sơn, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (trạm Km 15+620 và trạm Km77+820), Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Vân Phong - Nha Trang, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau.
Bộ trưởng Trần Hồng Minh cũng yêu cầu Giám đốc các Ban Quản lý dự án 2, 6, 7, 85, Thăng Long, đường Hồ Chí Minh, Mỹ Thuận nghiêm túc quán triệt việc hoàn thành đồng bộ các hạng mục giao thông thông minh, kiểm soát tải trọng xe, trạm dừng nghỉ, hệ thống thu phí là yêu cầu bắt buộc khi đưa đường cao tốc vào khai thác sử dụng.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý các dự án phải thường xuyên bám sát hiện trường, phối hợp với các địa phương tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng theo đúng tiến độ nêu trên.
Các ban quản lý dự án cũng cần phối hợp, đôn đốc nhà đầu tư/doanh nghiệp đẩy nhanh các thủ tục đầu tư, triển khai thi công xây dựng, bảo đảm tiến độ hoàn thành trạm dừng nghỉ theo quy hợp đồng và yêu cầu của cấp có thẩm quyền, trong đó lưu ý hoàn thành các dịch vụ công trước ngày 30/12.
Trước đó, Bộ Xây dựng đã có nhiều công điện và văn bản đề nghị các địa phương tập trung giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ các dự án trạm dừng nghỉ theo yêu cầu của Thủ tướng. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các dự án trạm dừng nghỉ hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu.
Theo Bộ Xây dựng, nguyên nhân chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng được tiến độ hợp đồng đã ký kết, ảnh hưởng lớn đến tiến độ hoàn thành dự án.
Mặt khác, pháp luật hiện hành quy định việc hoàn thành xây dựng các công trình dịch vụ công của trạm dừng nghỉ là một trong các điều kiện để triển khai thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. Do đó, việc chậm hoàn thành đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thu phí nộp ngân sách Nhà nước.
Theo Chủ tịch VCCI, việc đưa ra các định hướng chi tiết theo hướng không hình sự hoá quan hệ dân sự giúp cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp không chỉ hào hứng còn cảm thấy an tâm và an toàn cho bản thân, gia đình, cộng sự khi đầu tư.
Dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư toàn tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với TP Hà Nội khoảng 82.751 tỷ đồng. Trong đó, đoạn qua địa bàn TP Hà Nội khoảng 42.451 tỷ đồng, đoạn qua tỉnh Bắc Ninh khoảng 40.300 tỷ đồng.
Tại Công điện, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chủ động có các giải pháp để thích ứng với chính sách nhập khẩu, chính sách thuế quan của các nước nhập khẩu nhằm ổn định sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó có nhiều chính sách đột phá về phát triển trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn.