Mới đây, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 5700 gửi đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội trả lời kiến nghị cử tri về công tác giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam trên địa bàn.
Trong văn bản gửi tới Bộ Xây dựng trước Kỳ họp thứ 9, cử tri TP Hà Nội đề nghị các bộ, ngành chức năng liên quan lập hồ sơ cắm mốc chỉ giới tuyến đường sắt và sớm thực hiện dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong công tác quản lý, đầu tư xây dựng theo quy hoạch cũng như đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thường Tín (cũ) khi tuyến đường sắt cao tốc và các hạ tầng kỹ thuật phục vụ đi qua địa bàn.
Trả lời kiến nghị của cử tri TP Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết tại Nghị quyết 106 ban hành ngày 23/4, Chính phủ đã giao kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương để thực hiện nhằm đáp ứng tiến độ khởi công dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào cuối năm 2026.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt do Thủ tướng làm Trưởng ban để đôn đốc, chỉ đạo triển khai dự án.
Theo đó, công tác giải phóng mặt bằng của dự án sẽ do TP Hà Nội và các địa phương có dự án đi qua thực hiện, cơ bản hoàn thành vào tháng 12/2026 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.
Công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ bắt đầu trong tháng 8 năm nay. (Ảnh minh hoạ: Báo Xây dựng).
Bộ Xây dựng cũng cho biết đã giao Ban Quản lý dự án Đường sắt (chủ đầu tư bước lập dự án đầu tư) bàn giao hồ sơ dự án gồm Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ ranh giải phóng mặt bằng tuyến, ga và toạ độ tim tuyến theo hồ sơ dự án cho 20/20 tỉnh, thành phố có dự án đi qua. Đây là cơ sở để rà soát sơ bộ nhu cầu và thực hiện các khu tái định cư, phục vụ công tác giải phóng mặt bằng của dự án.
Song song đó, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã hoàn thành việc cử cán bộ tham gia Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng của 20/20 tỉnh, thành phố. Các địa phương đã giao nhiệm vụ đơn vị chủ trì công tác giải phóng mặt bằng tại địa phương và đang thực hiện thành lập Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng, lập kế hoạch triển khai, rà soát nhu cầu tái định cư... nhằm đảm bảo tiến độ khởi công dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Bộ Xây dựng khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với địa phương nhằm kịp thời cung cấp các hồ sơ dự án, hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc chỉ giới đường sắt để các địa phương thực hiện đảm bảo tiến độ trong quá trình thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi tiếp theo.
Trong thông báo kết luận tại cuộc họp về dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (giải phóng mặt bằng) tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam được Văn phòng Chính phủ ban hành cuối tháng 6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao, bảo đảm đầy đủ điều kiện khởi công dự án vào tháng 12/2026 theo yêu cầu của Chính phủ.
Trước mắt, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thành thủ tục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và lựa chọn một số vị trí quan trọng (nhà ga, đoạn tuyến thuận lợi) để tổ chức lễ động thổ, khởi động các khu tái định cư phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án vào ngày 19/8 năm nay.
Đối với các địa phương có tuyến đi qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Bí thư Tỉnh uỷ/Thành uỷ trực tiếp chỉ đạo, hoàn thành trước ngày 5/7.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các địa phương khẩn trương hoàn thành công tác kiểm kê đất đai, lập phương án bồi thường, tái định cư, phê duyệt theo thẩm quyền; chủ động ứng vốn ngân sách địa phương thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... Trường hợp địa phương khó khăn về vốn, cần gửi ngay Bộ Tài chính nhu cầu vốn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Ngoài ra, các địa phương phải chủ động rà soát quy hoạch/điều chinh quy hoạch vùng phụ cận nhà ga, định hướng phát triển mô hình TOD, tích hợp với hệ thống giao thông đồ thị hiện hữu; tăng cường kết nối đồng bộ giữa đường sắt cao tốc và các loại hình vận tải khác; bố trí không gian phát triển dịch vụ, thương mại, logistics, đô thị tại các khu vực phụ cận các ga để khai thác hiệu quả quỹ đất, phát triển toàn vùng, nhất là TP Hà Nội, TP HCM và các đô thị lớn.
Tập đoàn Sun Group đề xuất được nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn dài hơn 40 km và tuyến metro đi qua khu vực Củ Chi (cũ), theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao).
Kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được Quốc hội quyết định đầy đủ, không thiếu.
Theo chuyên gia Hồ Quốc Tuấn, việc thoả thuận được mức thuế đối ứng 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho transshipping cũng rất tích cực.
20 giờ ngày 02/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.