AANZFTA là thỏa thuận đầu tiên với đối tác có chương về thương mại điện tử. RCEP là thỏa thuận có chương thương mại điện tử mới nhất có hiệu lực và DEFA là hiệp định kinh tế số đầu tiên về kinh tế số ở cấp độ khu vực và hiện đang trong quá trình đàm phán.
Vì là Hiệp định thời kỳ đầu, AANZFTA và Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử có phạm vi cam kết tương đối hẹp, khả năng bao phủ và giải quyết các vấn đề phát sinh từ môi trường kỹ thuật số thấp so với tốc độ phát triển mang tính đột phá đang diễn ra trong thực tế.
Sau này, Hiệp định AANZFTA đã được nâng cấp, cùng với các Hiệp định thế hệ mới phạm vi cam kết và mức độ bao phủ rộng hơn. Các cam kết ngoài những vấn đề liên quan tới hợp tác, giao dịch phi giấy tờ, xác thực điện tử và chữ ký điện tử, bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, thông tin cá nhân trực tuyến, môi trường quản lý trong nước và giải quyết tranh chấp, thì còn bao gồm các nội dung liên quan tới lưu chuyển thông tin xuyên biên giới, vị trí của các cơ sở máy tính, an ninh mạng, thanh toán điện tử và logistic, các điều khoản về thuế hải quan, tin nhắn điện tử thương mại không được yêu cầu và không phân biệt đối xử với các sản phẩm kỹ thuật số.
Sự mở rộng các cam kết nhằm đáp ứng sự thay đổi và tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số ASEAN, đồng thời đảm bảo phù hợp với những thay đổi trong lĩnh vực này và các cam kết ngày càng tăng trong các thỏa thuận khác, như trong trường hợp thương mại hàng hóa và dịch vụ, các cam kết số không chỉ bao gồm quyền tiếp cận thị trường mà còn bao gồm các quy tắc và quy định quản lý việc di chuyển hàng hóa và dịch vụ số qua biên giới, cũng như các biện pháp tạo thuận lợi thương mại.
ASEAN sớm đã có những chuẩn bị, định hướng nhằm phát triển lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số. Các nước thành viên ASEAN hiện đang tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do, trong đó các Hiệp định thương mại tự do có các điều khoản về thương mại điện tử, cụ thể có thể kể tới như Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử, Hiệp định Khung về kinh tế số ASEAN (DEFA)…
Báo cáo của Google Temasek và Bain mới công bố cho thấy tổng giá trị hàng hóa kinh tế số của khu vực ASEAN tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số, đạt 263 tỷ USD trong năm 2024, tăng 15% so với năm 2023. Trong đó thương mại điện tử là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế số ASEAN, với tổng giá trị hàng hóa đạt 159 tỷ USD trong năm 2024, tăng 15% so với năm trước. Dự kiến tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử có thể đạt giá trị 370 tỷ USD vào năm 2030.
Tổng giá trị hàng hóa kinh tế số, thương mại điện tử khu vực ASEAN
Thông qua việc tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do có cam kết về thương mại điện tử sẽ giúp ASEAN thúc đẩy đầu tư vào các trụ cột thương mại điện tử từ cơ sở hạ tầng, cơ sở pháp lý, hạ tầng thanh toán, logistic…
Tuy nhiên, sự chênh lệc trong ASEAN, cùng tham vọng phát triển nền kinh tế số của từng nước thành viên, các chính sách quốc gia khác nhau có thể làm chậm tốc độ thực hiện các cam kết. ASEAN sẽ cần tìm ra tiếng nói chung, tập trung vào việc thu thập, phổ biến các thực tiễn tốt, các hoạt động nâng cao năng lực để phân tích chi phí lợi ích đáng tin cậy về các cam kết này.
Năm 2024, lần đầu tiên số lượng hãng Trung Quốc vươn lên thống trị thị trường Việt Nam, tuy nhiên thị phần còn rất nhỏ so với các hãng Nhật.
Sau khi Elon Musk được Donald Trump chọn làm lãnh đạo Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE), giá tiền số Dogecoin tăng vọt.
Trong tháng 10, mức bán của sedan cỡ C tại thị trường Việt Nam tiếp tục tăng, với các mức tăng cao nhất nằm ở xe nhập khẩu.
Tại khu vực ngã tư đường Nguyễn Tuân - Nguyễn Huy Tưởng có lô đất khoảng 13.000 m2 là nơi quy hoạch tổ hợp đa chức năng với chiều cao 33 tầng. Đây từng là cơ sở sản xuất của Công ty CP Thiết bị Bưu điện (POSTEF).