Sau khoảng hai năm gần như đóng băng, thị trường bất động sản đang ấm dần lên với các dấu hiệu tích cực như: Tín dụng vào bất động sản cải thiện; nguồn cung mới và tỷ lệ hấp thụ tăng; giao dịch đất nền, trong đó có đất đấu giá sôi động hơn, thậm chí có sốt cục bộ…
Tuy nhiên, thị trường vẫn có đó những “nút thắt” cần giải quyết như: Vướng mắc pháp lý tại nhiều dự án, áp lực đáo hạn trái phiếu, tình trạng sốt ảo tại một số nơi…
Tình hình này diễn tra trong bối cảnh năm 2024 có nhiều chính sách mới được thông qua, trong đó có Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản…
Vậy, trong những tháng cuối năm và thời gian tiếp theo, các chính sách mới sẽ tác động gì đến ngành bất động sản, thị trườngsẽ diễn biến ra sao, đâu là những cơ hội đầu tư tiềm năng…
Những vấn đề này sẽ được giải đáp tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 - VIF 2025 . Sự kiện được tổ chức vào ngày 8/11 sắp tới tại TP HCM với 4 phiên thảo luận. Trong đó, tại phiên chuyên sâu về bất động sản với chủ đề “Cơ hội đầu tư trong chu kỳ mới” quy tụ các chuyên gia, tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản. Trong đó có:
- Bà Võ Quốc Phương Trang, Cựu Giám đốc Đầu tư và Phát triển OUA Group
- Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs)
- Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Phó Tổng Giám đốc Gamuda Land
- Bà Nguyễn Thị Minh Phương, Giám đốc Khối Phát triển kinh doanh miền Nam (Masterise Group)
- Ông Dương Đức Hiếu, Giám đốc - Chuyên gia phân tích cao cấp Vietnam Investors Service (VIS Rating)
Tại phiên thảo luận, các chuyên gia sẽ cập nhật, đánh giá về tình hình thị trường bất động sản hiện nay, đánh giá các chính sách mới và các yếu tố khác tác động đến thị trường bất động sản thời gian tới... Các tên tuổi hàng đầu trong ngành bất động sản cũng sẽ gợi mở chiến lược, các ý tưởng đầu tư tiềm năng cho giai đoạn 2025 – 2027.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong quý III/2024 có 23 dự án với quy mô khoảng 11.669 căn được cấp phép xây mới, bằng 121% Quý II/2024 và bằng 153,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Có 55 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với quy mô khoảng 21.374 căn, bằng 110% với Quý II/2024 và bằng 117% so với cùng kỳ năm 2023.
Có 939 dự án đang xây dung với quy mô khoảng 426.158 căn hộ.
Trong quý III có 38.398 giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ; 102.966 giao dịch đất nền thành công. Lượng giao dịch chung cư và nhà ở riêng lẻ bằng 148,3% so với quý II/2024, bằng 129% so với cùng kỳ năm 2023. Lượng giao dịch đất nền bằng 82,3% so với quý II/2024 và bằng 112,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Về tín dụng, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/8, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.274.233 tỷ đồng (tăng 29,18% so với cùng kỳ năm trước).
Trong quý III có khoảng 100 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá hơn 91.000 tỷ đồng, 4 đợt phát hành ra công chúng với trị giá gần 13.000 tỷ đồng.
Theo Bộ Xây dựng, trái phiếu bất động sản đã phát hành tăng mạnh trong quý, theo đó nhóm bất động sản tiếp tục đứng ở vị trí thứ hai chiếm khoảng 19%.
Mặc dù vậy, áp lực đáo hạn trái phiếu trong phần còn lại của năm 2024 là khá lớn, ước tính sẽ có khoảng 79.858 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với khoảng 35.137 tỷ đồng, tương đương 44%.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc so với các nền công nghiệp ô tô mạnh, có truyền thống trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia.
Một vụ kiện tập thể cáo buộc Apple đã ghi âm các cuộc trò chuyện cá nhân khi Siri bị kích hoạt ngoài ý muốn.
Doanh thu năm 2024 của Vietlott tăng 25% so với cùng kỳ, trong đó kênh phân phối qua thiết bị đầu cuối chiếm 53% doanh thu.
Theo thống kê của người, trong năm 2024 đã có 17 khu đô thị với tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ/dự án đã được công bố trên cả nước. Trong số này, có 8 khu đô thị vốn trên 1 tỷ USD.