Kinh doanh & Thị trường 02/10/2024 09:06

Hé lộ nguồn tiền khủng bà Trương Mỹ Lan chuyển cho các đại gia trong nước

Nhiều tài sản, nguồn tiền liên quan đến một số doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng tiếp tục được bà Trương Mỹ Lan đề nghị xử lý, thu hồi để khắc phục hậu quả vụ án tại phiên tòa.

Tại phiên tòa 1/10, bà Trương Mỹ Lan đã đồng ý dùng tất cả các tài sản ưu tiên khắc phục hậu quả vụ án và đề nghị Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo chức năng, thẩm quyền để sớm thu hồi tiền trả lại cho bị hại.

Đối với cổ phần Hợp Thành 1 liên quan đến khách sạn Daewo, bà Lan đồng ý bán dự án để khắc phục cho gói trái phiếu Bông Sen, nếu còn dư tiền thì mới khắc phục cho các gói trái phiếu trong vụ án này.

Về 18% cổ phần của Setra tại VBB (Liên doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành), nếu Hội đồng xét xử không liên quan đến con cháu bà Lan thì bà đồng ý thỏa thuận với Vietcombank.

Trước khi xử vụ án giai đoạn 2, giữa Setra và VCB đã có thỏa thuận để Setra mua lại 18% vốn nên bà Lan đề nghị nếu bán đúng giá thị trường thì cho phép bà và VCB tiếp tục thực hiện thỏa thuận này để lấy tiền khắc phục hậu quả của vụ án.

Liên doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành (VBB) do Setra sở hữu 18%, Vietcombank (52%) và Bonday Investments Ltd., Hong Kong (30%). VBB đang quản lý Tòa nhà Vietcombank (số 5 Công Trường Mê Linh, quận 1, TP HCM). (Nguồn: VBB).

Liên quan đến Khu đô thị Việt Phát của Tân Thành Long An, bà Lan đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt cho bà để khắc phục hậu quả của vụ án.Dự án Việt Phát được định giá 30.000 tỷ. Bà Lan bán cho Novaland bằng cách chuyển nhượng cổ phần Tân Thành Long An với giá 2.000 tỷ.

Đổi lại, Novaland sẽ trả gốc và lãi hai năm đối với hai lô trái phiếu do Vạn Trường Phát và Tân Thành Long An phát hành, với tiền gốc là 15.000 tỷ và lãi 3.000 tỷ. Như vậy, Novaland còn nợ bà Lan 10.000 tỷ. Khi bà Lan bị bắt, Novaland đã thương lượng giảm dư nợ về 3.500 tỷ và trong phiên tòa này, bà Lan đồng ý chỉ nhận về 2.500 tỷ tiền mặt để khắc phục vụ án.

Ngày 24/10/2018, CTCP Đầu tư và Phát triển Sunny World đã phát hành 2.400 tỷ đồng trái phiếu không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 5 năm (đáo hạn ngày 24/10/2023). 

Cũng theo lời khai của bà Lan tại tòa, gói trái phiếu Sunny World là của Ngân hàng SHB. SHB là bên đã nhận mua toàn bộ gói trái phiếu đó, bán ra thị trường và sử dụng số tiền từ việc phát hành trái phiếu. Do đó, bà đề nghị Hội đồng xét xử xem xét buộc SHB trả lại toàn bộ số tiền của gói trái phiếu.

Hiện SCB có giữ 5 sổ đỏ tại Quảng Ninh và Sunny World đã nhận 1.000 tỷ tiền đặt cọc nên bà đề nghị Hội đồng xét xử yêu cầu Sunny World nộp lại 1.000 tỷ đồng để đảm bảo khắc phục hậu quả vụ án.

Tại Khu tứ giác Bến Thành của nhóm Bitexco, bà Lan cho biết bà có thỏa thuận miệng với chủ tịch Tập đoàn Bitexco về việc bà sẽ tìm đối tác chuyển nhượng dự án với giá 22.000 tỷ đồng. Trong đó, bà Lan đã nhiều lần chuyển cho Bitexco số tiền 7.000 tỷ đồng.

"Sau này bị cáo có nói với anh Hội (ông Vũ Quang Hội, chủ tịch Tập đoàn Bitexco) là nếu bán dự án cho ai thì bị cáo xin lại 7.000 tỷ đồng và 30% giá trị của 7.000 tỷ đồng", bà Lan khai tại tòa.

Chủ tọa phiên tòa đã tiến hành xét hỏi đại diện Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco. Công ty Bitexco thừa nhận có nhận 15.712 tỷ đồng từ bà Trương Mỹ Lan để thực hiện dự án khu tứ giác Bến Thành, mục đích để triển khai dự án, hiện đã hòa nhập dòng tiền này vào hoạt động của tập đoàn.

Riêng đối với dự án 6A, bà Lan cho rằng đây là một trong tài sản bảo đảm trong quá trình tái cơ cấu cho SCB, chỉ đưa tài sản vào SCB, không dùng để bảo đảm khoản vay nào tại ngân hàng nên đề nghị SCB trả lại dự án 6A và 65 tài sản khác để xử lý, khắc phục hậu quả chung của vụ án.

Ngoài ra, chủ tọa phiên tòa đã tiến hành xét hỏi PVcomBank, đại diện Công ty TNHH Đô thị Sing Việt (chủ đầu tư Khu đô thị Sing - Việt hơn 331 ha tại Bình Chánh, TP HCM), đại diện CTCP Tập đoàn TTD Captical Việt Nam, đại diện CTCP Đầu tư Singapore Việt Nam.

Trong đó,Công ty TNHH Đô thị Sing Việt doCông ty Amaland Pte.Ltd (Singapore) sở hữu 100% vốn. Thông qua Viva Land,bà Lan đã sử dụng 147 triệu USD để mua cổ phần của Amaland.

Amaland sau đó có ký hợp đồng chuyển nhượng vốn tạiCông ty TNHH Đô thị Sing Việt cho CTCP Đầu tư Singapore Việt Nam. Phía đối tác đã chuyển hơn 16 triệu USD cho Amaland.

Hiện nay, Amaland không tiếp tục thực hiện hợp đồng, các bên đang khởi kiện tại Tòa án nhân dân TP HCM và Amaland đã khởi kiện tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế.Công ty chưa nhận được các kết quả giải quyết nhưng sẵn sằng nộp số tiền còn lại 153 triệu USD để khắc phục hậu quả vụ án, tiếp tục thực hiện dự án.

Ngoài ra, Viva Land và TTD Capital còn ký một thỏa thuận khung để cùng tham gia hợp tác, điều hành, phát triển dự án. Trả lời chủ tọa phiên tòa, TTD Captical Việt Nam xác nhận đang được nhóm công ty ở Singapore của Viva Land ủy quyền cho tham gia điều hành dự án và sẽ nộp 147 triệu USD để khắc phục hậu quả của vụ án.

 

Nguyên Ngọc
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh doanh & Thị trường 02/10/2024 08:16
TP HCM duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết KĐT lấn biển Cần Giờ

Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ có diện tích quy hoạch 2.870 ha, quy mô dân số đề xuất tối đa là 228.560 người.

Kinh doanh & Thị trường 02/10/2024 07:02
Bitexco thừa nhận đã nhận hơn 15.700 tỷ từ bà Trương Mỹ Lan

Tại phiên tòa ngày 1/10, bà Trương Mỹ Lan tiếp tục đề nghị dùng các tài sản bị thu giữ trong vụ án liên quan kèm theo Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) của bà và các công ty con thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để khắc phục hậu quả vụ án.

Kinh doanh & Thị trường 02/10/2024 06:46
Đổi quyền lợi lấy cổ phần - cấu trúc thương vụ lạ tại Shark Tank

Thay vì đề nghị startup bằng các khoản tiền mặt hấp dẫn, nhà đầu tư Shark Tank Việt Nam mùa 7 thường đưa ra cấu trúc deal tiền mặt cộng thêm đổi quyền lợi để thương lượng phần trăm cổ phần với các nhà sáng lập.

Kinh doanh & Thị trường 02/10/2024 06:42
iPhone 16 không bán chạy bằng iPhone 15

Doanh số iPhone 16 ba ngày đầu được ước tính không bằng iPhone 15 cùng kỳ năm ngoái, do thiếu đột phá về thiết kế, trong khi Apple Intelligence chưa có mặt.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO