Kinh tế Quốc tế 18/11/2022 08:27

Các quỹ ngoại rót tiền vào cổ phiếu Trung Quốc, tin tưởng điều tồi tệ nhất đã qua đi

Nhiều quỹ quản lý tài sản đang đặt kỳ vọng lớn vào thị trường chứng khoán Trung Quốc sau những động thái điều chỉnh chính sách gần đây của Bắc Kinh.

Theo Bloomberg, Franklin Templeton Investments và Eastspring Investments đang gia nhập danh sách ngày càng nhiều các nhà quản lý tài sản mua cổ phiếu Trung Quốc và đặt cược rằng việc Bắc Kinh điều chỉnh chính sách Zero COVID sẽ mang tới lợi nhuận đáng kể.

Đợt tăng giá gây chấn động của Trung Quốc trong tháng này đã củng cố niềm tin rằng những tổn thất gần đây đã là quá khứ, khi kế hoạch giải cứu bất động sản và nới lỏng chính sách Zero COVID đang củng cố tâm lý nhà đầu tư.

Trong tháng 11, chỉ số MSCI của Trung Quốc đã tăng hơn 24%, so với mức khoảng 5% của chỉ số toàn cầu.

Chỉ số MSCI của Trung Quốc có mức phục hồi đáng kể trong tháng 11.

Ông Bill Maldonado, Giám đốc đầu tư của Eastspring, cho biết: “Những điều tồi tệ nhất đã được thị trường tính vào giá, và đang có nhiều cơ hội để tăng trưởng” đối với cổ phiếu Trung Quốc. “Bạn sẽ mua vào ngay bây giờ, và kỳ vọng mọi thứ sẽ hồi phục sau khoảng ba đến 6 tháng”.

Quan điểm trên được lặp lại bởi ông Manraj Sekhon, Giám đốc đầu tư cổ phiếu thị trường mới nổi của Templeton: “đã tới lúc rót tiền vào thị trường Trung Quốc nếu bạn vẫn còn chưa tham gia”.

Quan điểm lạc quan từ hai nhà đầu tư kỳ cựu với tổng kinh nghiệm trên thị trường lên tới nửa thế kỷ cũng tương tự với các tuyên bố từ Fidelity International và China Asset Management. Hai công ty này đã bày tỏ niềm tin vào thị trường Trung Quốc.

Sự phục hồi đã được chờ đợi  từ lâu. Chứng khoán Trung Quốc đã trượt dài trong một năm, từ mức đỉnh vào tháng 2/2021 xuống đáy vào tháng 10/2022, làm xóa sổ 6.000 tỷ USD khỏi vốn hóa thị trường. Không lâu sau đó, đợt tăng giá bắt đầu do việc nới lỏng các hạn chế Zero COVID và cải thiện quan hệ Mỹ-Trung.

Chỉ số Hang Seng China Enterprises đã tăng 25% trong tháng này, trở thành một trong những chỉ số hoạt động hiệu quả nhất trên toàn cầu. Trước đó chỉ một tháng, chỉ số này vẫn dẫn đầu trong danh sách thua lỗ của thế giới.

Ông Sekhon của Templeton, công ty đang quản lý 1.300 tỷ USD, nhận định nỗ lực của Bắc Kinh nhằm nới lỏng một số hạn chế trong chính sách COVID là một bước đi “đúng hướng”.

Ông cho rằng việc thay đổi chính sách COVID cùng với động thái làm tan băng mối quan hệ Mỹ-Trung giúp “tạo cơ sở cho tâm lý thị trường”. Cổ phiếu Trung Quốc đang ở điểm uốn, mang tới cơ hội mua vào, ông nói.

Với ông Maldonado của Eastspring, những cơ hội bao gồm các công ty liên quan tới sự bùng nổ của xe điện, công nghệ xanh và ngành công nghiệp bán dẫn. Ông nói: “Định giá đã trở nên rất rẻ, và kỳ vọng thu nhập đã trở nên rất, rất thấp”.

Minh Quang
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh tế Quốc tế 24/11/2024 22:25
Sự thống trị của 'đồng bạc xanh' làm suy yếu đáng kể đồng won Hàn Quốc

Với tỷ lệ mất giá của đồng won Hàn Quốc khoảng 8,2% trong hai năm từ 2018 đến 2019, các nhà phân tích dự báo mức sâu nhất mà đồng won có thể giảm xuống là khoảng 1.450 won đổi 1 USD.

Kinh tế Quốc tế 24/11/2024 15:36
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính

Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.

Kinh tế Quốc tế 24/11/2024 15:29
Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ

Hoạt động trong khu vực tư nhân của Mỹ tăng tốc khi các doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào chính quyền mới sắp tới.

Kinh tế Quốc tế 24/11/2024 09:25
Muốn thành công thì nên đầu tư như phụ nữ, bằng chứng là huyền thoại sống Warren Buffett

Một cuốn sách xuất bản năm 2011 cho rằng “Warren Buffett và tất cả phụ nữ trên thế giới đều có một điểm chung: Họ là những nhà đầu tư giỏi hơn đàn ông bình thường”.