Tọa đàm về tổng quan kinh tế Việt Nam và thế giới trong nửa đầu năm 2025. (Nguồn: Standard Chartered Việt Nam).
Ngày 20/2 tại TP HCM, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam tổ chức Tọa đàm về tổng quan kinh tế Việt Nam và Thế Giới trong nửa đầu năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều khách hàng của Ngân hàng, các nhà quản lý, và các nhà lãnh đạo ngành cùng thảo luận về các xu hướng kinh tế quan trọng đang định hình thị trường toàn cầu và Việt Nam.
Trong phần trình bày về bức tranh kinh tế toàn cầu, ông Edward Lee, Chuyên gia Kinh tế trưởng, khu vực ASEAN và Nam Á, ngân hàng Standard Chartered cho biết dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ vẫn ở mức thấp, GDP ở mức 3,2% vào năm 2024 giảm còn 3,1% vào năm 2025, lạm phát giảm nhưng kỳ vòng việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giảm xuống. Các điều kiện tiền tệ thắt chặt, áp lực tài khóa, và bất ổn địa chính trị có thể tiếp tục tác động đến thị trường toàn cầu.
Tại Việt Nam, ông Tim Leelahaphan dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 6,7% trong năm 2025 (7,5% trong nửa đầu năm và 6,1% trong nửa cuối năm), được thúc đẩy bởi sự mở rộng kinh doanh liên tục trong năm 2025 và những năm tiếp theo với đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng.
“Các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng tích cực trong đó lĩnh vực sản xuất thu hút nhiều đầu tư nhất, tiếp theo là lĩnh vực bất động sản, doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động xuất khẩu vững chắc và du lịch phục hồi”, ông Tim Leelahaphan nêu rõ.
Ông Edward Lee, Chuyên gia Kinh tế trưởng, khu vực ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered. (Nguồn: Standard Chartered Việt Nam)
Còn theo bà Nguyễn Thúy Hạnh, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp và Đầu tư, Standard Chartered Việt Nam, với khả năng phục hồi của mình, Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất ASEAN.
Cụ thể, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong các thập kỷ gần đây, ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức định kỳ, cũng như đang chuyển mình trở thành một nền kinh tế thu nhập trung bình cao phát triển mạnh mẽ.
Là ngân hàng quốc tế với hơn 120 năm hoạt động tại Việt Nam, Standard Chartered cam kết thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới, và phát triển bền vững tại đây.
“Thông qua hợp tác với khách hàng và đối tác của Ngân hàng, chúng tôi cam kết thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện đối với tài chính bền vững, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050 và thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng cho quốc gia”, bà Nguyễn Thúy Hạnh khẳng định.
Theo Tổng cục Thống kê, với tăng trưởng GDP ghi nhận tăng 7,09% trong năm 2024, Việt Nam trở thành quốc gia có tăng trưởng cao nhất trong nhóm các nước ASEAN-6.
Theo sau là Philippines với tăng trưởng GDP đạt 5,6%. Với tăng trưởng GDP năm 2024 đạt mức 5,1%, Malaysia là hai nền kinh tế có tăng trưởng GDP cao thứ ba trong khối các nước ASEAN-6.
Xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng tăng trưởng là Indonesia với tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 5,03%. Xếp vị trí thứ 4 và thứ 5 lần lượt là Singapore và Thái Lan, với tăng trưởng GDP lần lượt đạt 4% và 2,5%.
Cả nước hiện có 10 tỉnh thành không đạt cả ba tiêu chuẩn diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp huyện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Nguyễn Xuân Đông, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, bị Thủ tướng cảnh cáo do có vi phạm trong công tác, ngày 21/2.
Lãnh đạo nhiều địa phương như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh cam kết đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm nay, thậm chí ở mức cao hơn.
Phát biểu tại Hội nghị với Thủ tướng, lãnh đạo các tỉnh kiến nghị hàng loạt vấn đề trong đó có việc: Nghiên cứu thành lập khu thương mại tự do gần sân bay Long Thành; chấp thuận dự án khu du lịch phức hợp tại Khu Kinh tế Vân Đồn.