Trạm quan trắc chất lượng không khí của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại số 556 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên cho thấy chỉ số bụi PM 2.5 vào buổi trưa là 151 - tương đương với cảnh báo xấu, mức thứ tư trong thang 6 mức. Tình trạng ô nhiễm bụi được trạm quan trắc này ghi nhận từ 7h và duy trì đến thời điểm hiện tại.
Điểm đo tại Đại học Bách khoa Hà Nội, đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, cũng có chỉ số bụi mịn PM 2.5 cao, lúc 11h là 169. Điểm đo tại công viên Nhân Chính quận Thanh Xuân và Cầu Giấy chỉ số ở mức kém, từ 101 đến 150.
Theo hệ thống quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, chất lượng không khí tại một số khu vực nội thành như Cầu Diễn (Nam Từ Liêm), Trung Hòa (Cầu Giấy) và Khương Trung (Thanh Xuân) đang ở mức báo động với chỉ số AQI 139, thuộc cấp độ kém.
Ô nhiễm không khí không chỉ tập trung ở nội thành mà còn ở các khu vực ngoại thành như Kim Bài (Thanh Oai), Chúc Sơn (Chương Mỹ) và Vân Đình (Ứng Hòa). Tại đây, chỉ số AQI đã vượt quá mức cho phép, đặc biệt là tại Kim Bài với chỉ số 150.
Trạm đo của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cũng cho thấy trong sáng nay chỉ số bụi PM 2.5 liên tục ở mức kém. Trang tổng hợp dữ liệu hàng nghìn trạm đo chất lượng không khí trên toàn thế giới IQAir lúc 12h xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 10 thế giới với chỉ số 155, đứng đầu là Delhi của Ấn Độ chỉ số 1.660.
Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho rằng song song với sự phát triển kinh tế, lượng chất thải ngày càng tăng và đa dạng, đòi hỏi phải có những quy định cụ thể để kiểm soát ô nhiễm môi trường với từng loại hình, từng ngành.
Theo ông Tùng, dù đẩy mạnh phân cấp phân quyền song vấn đề ô nhiễm không khí "dường như chỉ trung ương hoặc các tỉnh nhắc đến, trong khi các quận huyện, nơi trực tiếp phát sinh thì không mấy quan tâm". Nhiều nơi không nắm được nguồn gây ô nhiễm nhất để có giải pháp phù hợp.
Trong hội thảo giải pháp cho vấn đề ô nhiễm ở các thành phố lớn tổ chức ngày 14/11, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết Bộ đang kiểm kê phát thải gây ô nhiễm không khí ở hai vùng trọng điểm kinh tế phía bắc và nam. Trên cơ sở này, Bộ sẽ tham mưu Chính phủ ban hành chính sách về thuế, phí bảo vệ môi trường cũng như ưu đã cho các thiết bị, công nghệ giảm thiểu phát khí thải.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường hệ thống quan trắc tự động, liên tục, để đo và công bố chỉ số AQI, nhằm cung cấp thông tin chính xác về chất lượng không khí cho người dân. "Không thể chậm trễ hơn được nữa, mong rằng chỉ số chất lượng không khí sẽ cải thiện hoặc ít nhất hạn chế tình trạng gia tăng ô nhiễm", ông Duy nói.
Kết quả quan trắc giai đoạn 2022-2023 cho thấy bụi mịn PM 2.5 trung bình năm tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên đều vượt quy chuẩn. Riêng Hà Nội bụi PM 2.5 dao động 26-52μg/Nm3, vượt giới hạn 1,1-2,1 lần.
Năm 2024, Hà Nội đã ghi nhận 4 đợt ô nhiễm không khí nặng, trong đó ba đợt tháng 1-4 và một đợt vào đầu tháng 10.
Ông Nguyễn Đức Tuy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum vừa được chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025.
UBND TP HCM vừa có quyết định bổ nhiệm ông Trương Tuấn Anh, Chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước giữ chức vụ thành viên không chuyên trách HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP HCM (HFIC).
Sau 6 năm đình trệ, TP HCM chính thức dừng hợp đồng BOT dự án đường nối Võ Văn Kiệt - cao tốc Trung Lương, dài gần 3 km, tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Mặc dù gặp một số khó khăn nhưng kinh tế tỉnh Quảng Ninh vẫn duy trì tăng trưởng ổn định ở nhiều chỉ tiêu như: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, thu hút FDI, thu ngân sách Nhà nước,... Tuy vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân 10 tháng của tỉnh chỉ tăng 6,97%, thấp nhất từ đầu năm tới nay.