Tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV diễn ra hồi đầu tháng 11, ông Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 10 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh có nhiều thuận lợi đan xen những khó khăn, thách thức, đặc biệt là những vấn đề phát sinh ngoài dự báo như sự đổ bộ gây thiệt hại trên 28.000 tỷ đồng của siêu bão Yagi.
Song, tỉnh đã khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão, nhanh chóng ổn định đời sống của người dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
"Quảng Ninh sẽ tiếp tục kiên định với mục tiêu giữ vững tốc độ tăng trưởng GRDP trên hai con số, phấn đấu tăng trưởng kinh tế quý IV đạt trên 15%, thu ngân sách nhà nước cả năm không thấp hơn 55.600 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, thu hút vốn FDI cả năm đạt 3 tỷ USD, tổng khách du lịch cả năm đạt trên 19 triệu lượt khách...", lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh khẳng định.
Vậy sau khi đi hết hơn 3/4 chặng đường của năm nay, kinh tế Quảng Ninh đã tăng trưởng thế nào để hoàn thành mục tiêu trên?
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Quảng Ninh xếp thứ ba cả nước về thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,98 tỷ USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư cả nước trong 10 tháng đầu năm.
Cụ thể, tỉnh đã thu hút được 32 dự án mới với số vốn lên tới 1,75 tỷ USD; 21 dự án tăng vốn với tổng số vốn 217 triệu USD, hai dự án góp vốn mua cổ phần.
Theo TTXVN, tính đến hết tháng 10, tỉnh Quảng Ninh đã đón được 16,8 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt trên 3 triệu lượt.
Như vậy, Quảng Ninh phải đón khoảng hơn 3 triệu lượt khách nữa trong hai tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu đón được 19 triệu lượt khách du lịch năm nay.
Để hấp dẫn khách du lịch, tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Theo đó, tỉnh khẩn trương đưa vào khai thác ba bãi tắm Soi Sim, Hang Cỏ, Trinh Nữ trên vịnh Hạ Long; tổ chức biểu diễn nghệ thuật kết hợp tiệc nhẹ trong một số hang động đủ điều kiện trên vịnh.
Đáng chú ý, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành xác định 7 khu vực đảo hoang sơ và bãi tắm dành cho phân khúc khách tỷ phú, siêu sang thuộc 1% dân số thế giới.
Số liệu từ Cục Thống kê Quảng Ninh cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh này đang tăng trưởng chậm lại. Tính chung 10 tháng năm nay, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Quảng Ninh chỉ tăng 6,97% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là mức tăng thấp nhất tính từ đầu năm tới nay.
Đáng chú ý, có tới hai ngành công nghiệp cấp I ghi nhận tăng trưởng âm trong kỳ này, gồm ngành khai khoáng và ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước.
Cục Thống kê Quảng Ninh cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng đầu năm của tỉnh tăng 3,52%, với 8/11 nhóm hàng hoá, dịch vụ có chỉ số tăng. Ba nhóm có chỉ số giá giảm là nhóm may mặc, giày dép và mũ nón giảm 0,49%, nhóm bưu chính viễn thông giảm 2,32% và nhóm giao thông giảm 0,04%.
Ước tính 10 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tại Quảng Ninh tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 21,2% và doanh thu dịch vụ ăn uống tăng 25,8%.
Theo Thời báo Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng năm của tỉnh ước đạt 43.895 tỷ đồng, bằng 82% dự toán Trung ương giao. Với kết quả này, Quảng Ninh xếp thứ 8/10 địa phương thu ngân sách Nhà nước lớn nhất trong 10 tháng đầu năm.
Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Ninh ước đạt 15.200 tỷ đồng, thu nội địa ước thực hiện 28.531 tỷ đồng.
UBND TP HCM vừa có quyết định bổ nhiệm ông Trương Tuấn Anh, Chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước giữ chức vụ thành viên không chuyên trách HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP HCM (HFIC).
Nhiều khu vực tại Hà Nội ghi nhận tình trạng ô nhiễm không khí từ sáng đến trưa 18/11 với chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt mức cho phép.
Sau 6 năm đình trệ, TP HCM chính thức dừng hợp đồng BOT dự án đường nối Võ Văn Kiệt - cao tốc Trung Lương, dài gần 3 km, tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Tập đoàn hàng không Embraer và nhiều doanh nghiệp Brazil khác đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác then chốt, quan trọng tại châu Á và cho biết muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam về hàng không, bán dẫn, nông nghiệp, cao su, nghề cá, công nghệ, đổi mới sáng tạo…