Châu Âu sẽ gặp khó trong việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga

Nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên của Châu Âu hiện đang cạn kiệt và họ đang bổ sung lại. Tuy nhiên, kế hoạch loại bỏ hoàn toàn khí đốt từ Nga của khu vực này vẫn là một thách thức lớn, theo Reuters.

Kể từ sau cuộc xung đột tại Ukraine vào tháng 2/2022, nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga vào Liên minh châu Âu (EU) đã giảm mạnh. Nhưng khoảng 19% lượng khí đốt nhập khẩu của khối này vẫn đến từ Nga thông qua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và tuyến đường ống TurkStream dẫn vào Trung Âu.

Tuy vậy, EU dường như quyết tâm thay đổi tình hình này. Tuần trước, Liên minh châu Âu đã công bố lộ trình loại bỏ hoàn toàn nhập khẩu dầu và khí đốt Nga. Đồng thời, Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ đề xuất các biện pháp pháp lý vào tháng tới để cấm nhập khẩu khí đốt qua đường ống và LNG từ Nga theo các hợp đồng hiện có vào cuối năm 2027.

Ngoài ra, cơ quan này cũng sẽ đề xuất cấm các hợp đồng mới đối với khí đốt Nga và các hợp đồng giao ngay hiện tại vào cuối năm 2025.

Thoạt nhìn, châu Âu có vẻ đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi này, khi thị trường khí đốt đang trải qua giai đoạn tương đối ổn định sau một mùa đông khó khăn.

Thời tiết lạnh bất thường kết hợp với việc chấm dứt tuyến đường ống lớn cuối cùng vận chuyển khí đốt Nga vào khu vực đã khiến dự trữ khí đốt của châu Âu giảm mạnh. Cùng lúc đó, các quy định nghiêm ngặt của EU yêu cầu các nhà giao dịch phải đảm bảo mức dự trữ khí đốt đạt 90% trước tháng 11 đã gây ra sự biến động giá cả trong khu vực.

Tuy nhiên, sự gia tăng nhập khẩu LNG trong những tháng gần đây cùng với thời tiết ấm áp đã cho phép các nhà giao dịch bắt đầu quá trình bổ sung kho dự trữ khổng lồ dưới lòng đất của khối.

Dữ liệu từ Gas Infrastructure Europe cho thấy, tính đến ngày 11/5, các kho dự trữ khí đốt đã đạt 43% công suất, phục hồi từ mức thấp theo mùa là 35% vào cuối tháng 3, mặc dù vẫn thấp hơn khoảng một phần ba so với cùng kỳ năm ngoái. Theo tính toán của Reuters, với tốc độ bơm khí hiện tại, mức dự trữ có thể đạt 90% vào cuối tháng 9.

Việc giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu hụt khí đốt ở châu Âu, cùng với sản lượng LNG tăng và nhu cầu suy yếu từ châu Á, cũng đã kéo giá khí đốt chuẩn của châu Âu tại trung tâm giao dịch TTF xuống khoảng 35 euro mỗi megawatt giờ (MWh), từ mức cao nhất trong ba năm là 58 euro/MWh vào ngày 10/2.

% Lấp đầy kho dự trữ khí đốt của châu Âu (Nguồn:Gas Infrastructure Europe, Reuters)

Thách thức từ khu vực Đông Âu

Vậy liệu kế hoạch của EU về việc loại bỏ hoàn toàn khí đốt Nga có phải là điều đã chắc chắn?

Đáng tiếc là tình hình không hoàn toàn yên bình tại khu vực Đông Âu. Slovakia và Hungary – hai quốc gia phụ thuộc lớn vào dầu và khí đốt Nga, đồng thời có lãnh đạo thân thiện với Tổng thống Nga Vladimir Putin – đã kịch liệt phản đối lệnh cấm được đề xuất.

Mặc dù đề xuất của Ủy ban châu Âu chỉ cần sự ủng hộ của đa số đủ điều kiện tại Nghị viện châu Âu để được thông qua, tức là hai quốc gia này không thể ngăn cản, nhưng sự phản đối của họ có thể làm phức tạp quá trình này.

Ngoài ra, đề xuất này có thể gặp phải sự phản đối bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đang thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine. Trong trường hợp một thỏa thuận như vậy được ký kết, Nga có thể sẽ cố gắng khôi phục – hoặc ít nhất là duy trì – một phần doanh số bán khí đốt sang châu Âu, thị trường truyền thống quan trọng nhất của nước này.

Mặc dù Ủy viên Năng lượng châu Âu Dan Jorgensen đã khẳng định khối này sẽ không quay lại nhập khẩu khí đốt Nga ngay cả khi có thỏa thuận, nhưng nếu ông Trump kiên quyết, châu Âu có thể chịu áp lực phải nhượng bộ.

Ngoài ra, việc loại bỏ hoàn toàn khí đốt Nga cũng gặp khó khăn do sự tập trung của thị trường LNG. Trong bốn tháng đầu năm nay, Nga chiếm khoảng 15% tổng nhập khẩu LNG của châu Âu, trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai sau Mỹ, với 55% nguồn cung.

Việc cấm LNG Nga sẽ đẩy châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung từ Mỹ, có thể lên tới 70% tổng nhập khẩu LNG của khu vực này. Mức độ phụ thuộc này được đánh giá là dễ bị tổn thương trong trường hợp nguồn cung từ Mỹ bị gián đoạn do bão hoặc lũ lụt tại khu vực Vịnh Mexico.

Tuy nhiên, sự thay thế khí đốt Nga có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ vào sự gia tăng nguồn cung LNG dự kiến trong thập kỷ tới từ các dự án mới, đặc biệt là tại Mỹ và Qatar. Ngoài ra, sự sụt giảm nhu cầu khí đốt ở châu Âu do sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo và sự thu hẹp của các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng cũng có thể giúp việc chuyển đổi này bớt đau đớn hơn.

Cuối cùng, châu Âu có thể nhận ra rằng việc giảm phụ thuộc vào khí đốt qua đường ống của Nga là một chuyện, nhưng hoàn toàn tách rời khỏi nguồn năng lượng Nga lại là một thách thức lớn hơn rất nhiều.

 

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá mít Thái giảm mạnh xuống 4.000 đồng một kg

Từng là loại trái cây mang lại thu nhập khá cho nhà vườn, nay giá mít Thái giảm một nửa so với cách đây một tháng, xuống còn 4.000-10.000 đồng mỗi kg.

Dự báo giá heo hơi ngày 15/5: Thị trường có thể duy trì giao dịch trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg

Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù thị trường đã có dấu hiệu trở lại đà tăng nhưng tốc độ vẫn khá chậm. Do đó, giá heo hơi có thể tiếp tục dao động từ 67.000 - 75.000 đồng/kg trong sáng mai.

Giá sầu riêng hôm nay 14/5: Nhu cầu sầu riêng Malaysia tại Trung Quốc đang vượt nguồn cung

Giá sầu riêng hôm nay tiếp tục đi ngang trong quãng rộng, khoảng 25.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại và khu vực. Trong khi đó, Xuất khẩu sầu riêng của Malaysia sang Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 15 - 20% trong năm 2025.

Tập đoàn năng lượng Trung Quốc muốn đầu tư vào điện sinh khối, điện gió tại Việt Nam

Ông Bành Cương Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc cho biết doanh nghiệp muốn triển khai thêm dự án điện sinh khối, điện gió, dự trữ năng lượng tại Đắk Lắk, Trà Vinh, Quảng Trị và Lâm Đồng.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO