Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội).
Tại phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khoá XV, sáng 12/2, thừa uỷ quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Tờ trình về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Trong đó, đáng chú ý là việc tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên 174 tỷ USD, xấp xỉ 33,5% GDP, cao hơn 3 tỷ USD. Trong đó, đầu tư công khoảng 36 tỷ USD, tương đương 875.000 tỷ đồng, cao hơn khoảng 84.300 tỷ đồng so với kế hoạch đã giao năm 2025 là 790.700 tỷ đồng; đầu tư tư nhân khoảng 96 tỷ USD, FDI khoảng 28 tỷ USD; đầu tư khác khoảng 14 tỷ USD.
Trước đó, tại Nghị quyết số 159 ban hành ngày 13/11/2024 của Quốc hội, dự toán chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển là 790.727 tỷ đồng, cao hơn khoảng 110.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2024. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 315.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 475.727 tỷ đồng.
Như vậy, sau khi điều chính kế hoạch đầu tư công năm 2025 sẽ cao hơn khoảng 194.300 tỷ đồng so với năm 2024 và được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm nay.
Năm 2025 cũng là năm cuối của Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025. Để bảo đảm việc phân bổ vốn đầu tư công tập trung, dứt khoát, không dàn trải, manh mún, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương ưu tiên bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường ven biển, dự án trọng điểm, các dự án liên vùng của địa phương.
Tại Quyết định số 1523 giao chi tiết dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025, Thủ tướng giao dự toán ngân sách chi đầu tư phát triển cho các Bộ như sau: Bộ Tài chính 1.300 tỷ đồng; Bộ Công Thương 423,5 tỷ đồng; Bộ Giao thông vận tải 71.135 tỷ đồng; Bộ Xây dựng 260 tỷ đồng; Bộ Thông tin và Truyền thông 593,3 tỷ đồng; Bộ Khoa học và Công nghệ 330 tỷ đồng;...
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải được giao dự toán chi đầu tư phát triển lớn nhất, với số vốn lên tới 71.135 tỷ đồng. Nếu tính cả nguồn vượt thu các năm 2021, 2022 và 2023, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 của Bộ Giao thông vận tải khoảng 87.000 tỷ đồng.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh đã ban hành Kế hoạch phong trào thi đua năm 2025 của Bộ Giao thông vận tải. Theo Kế hoạch, năm nay, ngành giao thông vận tải đặt mục tiêu khởi công 19 dự án, hoàn thành 50 dự án.
Trong đó bao gồm hoàn thành các dự án thành phần, nối thông tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và cùng với các địa phương hoàn thành một số dự án đường bộ cao tốc để hoàn thành mục tiêu đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc; hoàn thành, cơ bản nối thông đường Hồ Chí Minh; cơ bản hoàn thành dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải sẽ tập trung đẩy nhanh hoàn thành theo đúng tiến độ yêu cầu, đặc biệt đối với các dự án thành phần thuộc dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 và các dự án đường bộ cao tốc khác trong mục tiêu hoàn thành 3.000 km cao tốc của Thủ tướng.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải sẽ hoàn tất thủ tục để khởi công các dự án như TP HCM - Chơn Thành, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Chợ Mới - Bắc Kạn, Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1.
Đồng thời, cơ quan này cũng khẩn trương triển khai đầu tư hệ thống giám sát điều hành giao thông, trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc để đảm bảo khai thác đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2.
Đối với lĩnh vực đường sắt, Bộ Giao thông vận tải sẽ tập trung lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, xây dựng nghị quyết, nghị định hướng dẫn cơ chế đặc thù; đẩy nhanh quy hoạch các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái và nghiên cứu các tuyến TP HCM - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Long Thành - Thủ Thiêm, vành đai phía Đông Hà Nội.
Bộ cũng sẽ hoàn tất thủ tục khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và triển khai các dự án chậm tiến độ như Hà Nội - Yên Viên - Phả Lại - Cái Lân, hiện đại hóa Trung tâm điều hành vận tải đường sắt (OCC).
Đối với lĩnh vực hàng không, Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu hoàn thành, đưa vào sử dụng nhà ga hành khách T3 - Tân Sơn Nhất trước ngày 30-4, triển khai dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Trong tháng 1, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình tiếp tục diễn ra với xu hướng tích cực ở các ngành, lĩnh vực. Trong đó, khách quốc tế tăng 29,6% và doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 21,5% so với cùng kỳ.
Cục Hàng không Việt Nam đã xác nhận slot và cấp phép bay cho hãng hàng không Emirates theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%.
Văn phòng Chủ tịch nước dự kiến tổ chức bộ máy gồm 6 vụ trực thuộc, không có cấp phòng trong vụ, giảm một vụ và 6 đơn vị cấp phòng.