Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. (Ảnh minh họa: Getty Images).
Chủ tịch Fed Jerome Powell bày tỏ mối lo ngại trong bài phát biểu ngày 16/4 rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump gây ra tác động rất khó đoán. Chủ tịch Fed dự kiến lạm phát sẽ nóng lên và nền kinh tế sẽ giảm tốc, nhưng ông chưa rõ Fed sẽ cần tập trung nhiều hơn vào diễn biến nào.
Ông Powell phát biểu trước Câu lạc bộ Kinh tế ở Chicago: “Chúng tôi có thể rơi vào kịch bản thách thức là hai đầu của nhiệm vụ kép trở nên mâu thuẫn với nhau. Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ cân nhắc nền kinh tế cách bao xa với từng mục tiêu, đồng thời ước tính khoảng thời gian cần thiết để thu hẹp những khoảng cách đó”.
Fed được giao nhiệm vụ đảm bảo mục tiêu kép là duy trì trạng thái toàn dụng việc làm và ổn định giá cả trong nền kinh tế. Các nhà kinh tế bên ngoài và trong nội bộ Fed nhận thấy cả hai mục tiêu đều đang bị đe dọa. Về cơ bản, thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, nhưng trong lịch sử, mối quan hệ giữa thuế quan và lạm phát không thực sự đồng nhất.
Trong phiên hỏi đáp sau bài phát biểu, ông Powell bình luận nhiều khả năng thuế quan sẽ đẩy các mục tiêu xa rời tầm tay của Fed hơn nữa trong phần còn lại của năm nay.
“Thuyền trưởng” Fed không đưa ra dự đoán về hướng đi của lãi suất. Nhưng ông lưu ý: “Hiện tại, chúng tôi đang ở trong vị thế tốt để chờ đợi tình hình trở nên rõ ràng hơn trước khi cân nhắc điều chỉnh lập trường chính sách”.
Theo lý thuyết thì trong trường hợp lạm phát nóng lên, Fed sẽ giữ nguyên hoặc tăng lãi suất để kìm hãm nhu cầu. Trong trường hợp tăng trưởng giảm tốc, Fed có thể thấy cần phải hạ lãi suất. Ông Powell nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát kỳ vọng lạm phát.
Theo công cụ FedWatch của CME Group, thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ tung ra 3 hoặc 4 đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (bps) trong năm 2025, bắt đầu từ tháng 6.
Giới chức Fed thường coi thuế quan là sự kiện chỉ gây tác động một lần tới giá cả, nhưng phạm vi sâu rộng của thuế quan mà ông Trump ban hành có thể thay đổi xu hướng đó.
Ông Powoll lưu ý các thước đo về lạm phát ngắn hạn dựa trên khảo sát và thị trường có xu hướng tăng lên, nhưng triển vọng dài hạn vẫn gần với mục tiêu 2% của Fed. Ông nói thêm rằng thước đo ưa thích của Fed - chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân - dự kiến sẽ cho thấy lạm phát đạt 2,6% trong tháng 3.
Ông nhấn mạnh: “Thuế quan rất có thể sẽ khiến lạm phát gia tăng, ít nhất là trong ngắn hạn. Song, cũng có khả năng tác động của thuế quan tới lạm phát sẽ kéo dài hơn.
Tránh được kết cục đó hay không sẽ phụ thuộc vào quy mô của các tác động, thời gian cần thiết để thuế quan chuyển hoàn toàn sang giá cả và cuối cùng là duy trì kỳ vọng lạm phát dài hạn ở mức vừa phải”.
Ngoài lạm phát, ông Powell cũng lưu ý về các mối đe dọa tới tăng trưởng. Giới chuyên gia dự kiến nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng rất thấp trong ba tháng đầu năm, tờ CNBC cho hay. Báo cáo GDP quý I sẽ được công bố vào ngày 30/4/2025.
Ông Powell cũng lưu ý: “Cho tới nay, những dữ liệu chúng tôi có trong tay gợi ý rằng tăng trưởng kinh tế trong quý I đã chậm lại so với tốc độ vững chắc của năm ngoái.
Bất chấp doanh số bán xe cơ giới cao, chi tiêu tổng thể của người tiêu dùng có vẻ chỉ tăng trưởng khiêm tốn. Thêm nữa, kim ngạch nhập khẩu cao trong quý I - phản ánh nỗ lực tích trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp trước khi thuế quan tăng - dự kiến sẽ đè nặng lên tăng trưởng GDP".
Cùng ngày 16/4, Fed chi nhánh Atlanta cho biết họ dự kiến GDP quý I sẽ tăng trưởng âm 0,1% sau khi điều chỉnh cho sự gia tăng bất thường của hoạt động nhập khẩu vàng và xuất khẩu. Ông Powell mô tả nền kinh tế đang ở trong “vị thế vững chắc” dù tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ sa sút.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã phát đi thông điệp này sau các cuộc đàm phán với giới lãnh đạo châu Âu và Ukraine tại Paris hôm 17/4.
Mỹ sẽ áp phí với tàu biển Trung Quốc dựa trên trọng tải tịnh của tàu cho mỗi chuyến hành trình.
Tính độc lập của Fed được bảo vệ bởi một tiền lệ mong manh từ 90 năm trước và hiện tại một số Thẩm phán Tối cao Mỹ đã ra hiệu họ sẵn sàng lật ngược tiền lệ này.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 17/4, ông Trump cho biết bản thân không muốn tiếp tục tăng thuế quan với Trung Quốc, thậm chí còn gợi ý giảm bớt thuế quan.