Kinh tế Quốc tế 13/10/2024 11:15

Chuỗi giảm phát của Trung Quốc kéo dài sang tháng 9

Số liệu CPI và PPI tháng 9 của Trung Quốc không gây nhiều bất ngờ vì tình trạng giảm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không có chuyển biến nào.

Người phụ nữ mua rau tại một khu chợ ở thủ đô Bắc Kinh, tháng 1/2024. (Ảnh: Reuters).

Vào tháng 9, tình trạng giảm phát giá sản xuất của Trung Quốc đã tiếp tục xấu đi, trong khi lạm phát giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự đoán của giới chuyên gia. Điều này cho thấy nhu cầu tại nền kinh tế tỷ dân vẫn còn yếu.

Cụ thể, theo số liệu do Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố vào sáng ngày 13/10, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 9 đã giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mắc kẹt trong vùng giảm phát hai năm liên tiếp.

Số liệu nghiêm trọng hơn hẳn mức giảm 1,8% vào tháng 8 và ước tính giảm 2,5% của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Wall Street Journal.

Tuy nhiên, khi so với tháng liền trước, PPI tháng 9 chỉ sụt 0,6% - cải thiện một chút so với mức giảm 0,7% của tháng 8.

Giảm phát giá sản xuất xấu đi chủ yếu là do biến động giá nguyên liệu thô toàn cầu và nhu cầu trong nước còn hạn chế, nhà thống kê Dong Ljiuan của NBS cho hay. Theo ông Dong, giá kim loại đen (ferrous metal), dầu khí và than đá đều giảm mạnh vào tháng 9.

 

Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 nhích 0,4% so với cùng kỳ - thấp hơn mức tăng 0,6% của tháng 8. Các nhà kinh tế ước tính CPI tháng 9 tăng 0,6% so với một năm trước.

Giá thực phẩm đi lên 3,3% so với cùng kỳ vào tháng 9, so với mức tăng 2,8% vào tháng 8. NBS cho biết giá thịt heo, rau tươi và trái cây đều tăng mạnh trong tháng vừa qua.

Giá các mặt hàng khác giảm 0,2% so với cùng kỳ do giá năng lượng tụt mạnh, đảo ngược mức tăng 0,2% vào tháng 8.

So với tháng liền trước, CPI tháng 9 đi ngang. Ngược lại, CPI tháng 8 nhích 0,4% so với tháng trước đó.

CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) đi lên 0,1%, đánh dấu mức tăng nhỏ nhất trong hơn ba năm.

Nhu cầu trong nước suy yếu, chủ yếu là do cuộc khủng hoảng kéo dài của thị trường bất động sản, đã thúc đẩy Bắc Kinh công bố một loạt các biện pháp kích thích vào tháng trước để vực dậy nền kinh tế.

Các biện pháp này bao gồm giảm lãi suất cho vay mua nhà, hạ lãi suất chính sách, giảm tỷ lệ trả trước của căn nhà thứ hai và bơm thêm hàng tỷ USD thanh khoản để các ngân hàng cho người tiêu dùng vay vốn.

Khả Nhân
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh tế Quốc tế 13/10/2024 09:21
Lãi suất vay thế chấp tại Mỹ tăng mạnh

Hiệp hội Ngân hàng cho vay thế chấp Mỹ (MBA) cho biết, lãi suất trung bình cho cho các khoản vay thế chấp có lãi suất cố định kỳ hạn 30 năm đã tăng 0,22 điểm phần trăm trong tuần trước.

Kinh tế Quốc tế 13/10/2024 08:55
Con đường gập ghềnh phía trước của BRICS

Những mục tiêu khác nhau có thể khiến con đường phía trước của BRICS trở nên gập ghềnh.

Kinh tế Quốc tế 13/10/2024 08:25
Các đại gia ngành ngân hàng bớt lo ngại về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ

Theo JPMorgan Chase và Wells Fargo, dù có những dấu hiệu cho thấy lạm phát gây khó khăn cho những người có thu nhập thấp nhưng hoạt động chi tiêu tiêu dùng Mỹ vẫn vững chắc trong quý III.

Kinh tế Quốc tế 12/10/2024 19:47
EU có thể 'sai lầm' khi đánh thuế EV của Trung Quốc

Quyết định của Liên minh châu Âu (EU) áp đặt mức thuế lên tới 45% đối với xe điện (EV) sản xuất tại Trung Quốc đang gây ra nhiều tranh cãi.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO