Chính phủ mới đây ban hành Nghị định số 167/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Một trong các nội dung đáng chú ý là các quy định về phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước (trừ tổ chức tín dụng là ngân hàng TMCP có vốn nhà nước).
Đối với doanh nghiệp có vốn góp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn thì có thể chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế, bù đắp khoản lỗ của các năm trước, trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển, trích các quỹ khen thưởng và phúc lợi.
Đối với phần lợi nhuận còn lại chưa phân phối, công ty có thể thực hiện chia hết bằng tiền, bằng cổ phiếu cho các cổ đông, thành viên góp vốn. Phần lợi nhuận chia cho cổ đông nhà nước sẽ nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Nghị định nêu rõ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu chỉ áp dụng đối với công ty thuộc phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước để thực hiện dự án quan trọng quốc gia, theo tiêu chí phân loại quy định tại Luật Đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương dự án.
Chứng khoán Vietcap nhận định quy định mới được sửa đổi này sẽ cho phép Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Mã: ACV) được chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Đơn vị phân tích lưu ý rằng cổ tức bằng cổ phiếu chỉ áp dụng cho các công ty cần vốn Nhà nước để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia theo Luật Đầu tư công.
"Chúng tôi cho rằng ACV sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu vào đầu năm 2025", chuyên gia Vietcap dự báo.
Theo nghị định mới, tối đa 30% lợi nhuận có thể được phân bổ vào Quỹ đầu tư phát triển, phần còn lại sẽ được dành cho Quỹ khen thưởng phúc lợi (thường là 10%) và chia cổ tức (bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu).
Do đó, chuyên gia Vietcap ước tính ACV có thể chia cổ tức bằng cổ phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ lên 32.000 tỷ đồng, tức tăng quy mô gần gấp rưỡi so với hiện tại.
Lần gần đây nhất mà công ty quản lý cảng hàng không chia cổ tức đã là mức 9% bằng tiền của năm 2018 (trả vào tháng 11/2019). Tổng công ty đã không thực hiện chia cổ tức giai đoạn 2019-2023 do chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
Vấn đề này vẫn luôn được các cổ đông ACV quan tâm, chất vấn liên tục trong các năm gần đây và lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa thể chốt được chính sách cuối cùng, nhiều lần cho biết đã báo cáo các cấp sửa Nghị định 140 để chia cổ tức.
Hiện ACV là doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn với vốn điều lệ 21.772 tỷ đồng; trong đó Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) là cơ quan đại diện nhà nước với tỷ lệ nắm giữ đến 95,4% cổ phần.
Theo báo cáo tài chính quý III, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của tổng công ty đã lên đến 29.215 tỷ đồng (1,15 tỷ USD), vượt cả vốn điều lệ. Công ty có lượng tiền và tiền gửi ngân hàng đến 27.242 tỷ đồng.
Đây cũng là công ty có quy mô vốn hóa đứng thứ 2 tại thị trường UPCoM với khoảng 276.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 trên toàn bộ thị trường chứng khoán chỉ sau Vietcombank và Viettel Global.
Năm 2025, ACV đặt mục tiêu sản lượng sản lượng 118,9 triệu khách, tăng 7,4%. Tổng doanh thu dự kiến tăng nhẹ 1% lên 21.782 tỷ đồng (doanh thu thuần tăng 6% lên 20.918 tỷ, doanh thu tài chính giảm phân nửa còn 864 tỷ đồng do dòng tiền chi cho các dự án).
Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 10.713 tỷ đồng. Con số này cao thấp hơn 10% so với mức kỷ lục năm 2024, tuy nhiên vẫn cao hơn 14% nếu so với kế hoạch năm 2024.
ACV còn muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng khu bay, hoàn thành xác định tài sản khu bay để chuẩn bị phương án tăng phần vốn Nhà nước tại ACV đối với tài sản kết cấu hạ tầng khu bay.
Sau khi Vinhomes thoái vốn, chủ mới của Lighthouse 1 là CVH Nachos 1 PTE.LTD, pháp nhân có cùng trụ sở chính với Tập đoàn Capitaland, sẽ hợp tác trong dự án thành phần tại Vinhomes Ocean Park 3.
Năm 2024, Tập đoàn Viettel lãi hợp nhất trước thuế kỷ lục 51.000 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD.
Trong tuần từ 6/1 đến 10/1, thị trường chứng khoán có 17 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt và cổ phiếu.
Dự báo trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 27 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với năm ngoái; hiện một số doanh nghiệp lớn đã ký được hợp đồng đến giữa năm 2025.