Kinh doanh & Thị trường 30/09/2024 14:54

Cuộc chiến hàng thập kỷ của hai 'ông lớn' nước ngọt có ga

Từ hàng thập kỷ qua, cuộc chiến giữa Coca-Cola và Pepsi vẫn luôn nối tiếp với sự cạnh tranh không ngừng nghỉ. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn, việc duy trì vị thế không chỉ phụ thuộc vào sản phẩm mà còn ở cách mỗi thương hiệu kết nối với người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu và tạo dựng trải nghiệm thương hiệu mạnh mẽ hơn từng ngày.

Cuộc đua giữa các thương hiệu nước giải khát có ga là một trong những ví dụ kinh điển về sự cạnh tranh toàn cầu, với hai đại gia lớn nhất: Coca-Cola và PepsiCo. Cuộc chiến này không chỉ là giành giật thị phần mà còn mở rộng ra mọi mặt trận, từ chiến lược marketing, phát triển sản phẩm, tới việc thay đổi xu hướng tiêu dùng toàn cầu.

Tại Việt Nam, cuộc đua này càng trở nên khốc liệt hơn khi thị trường này trở thành điểm nóng cho cả hai thương hiệu.

 Cuộc chiến hàng thế kỷ giữa Coca-Cola và Pepsi. (Ảnh minh hoạ: Deadline).

Từ "cà khịa" đến cạnh tranh hương vị

Câu chuyện cạnh tranh giữa Coca-Cola và PepsiCo đã kéo dài hàng thập kỷ, bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Coca-Cola ra đời năm 1886 tại Mỹ, ban đầu là một loại nước uống giúp tiêu hóa, trong khi Pepsi xuất hiện sau đó 13 năm với tên gọi "Brad’s Drink". Pepsi từ những ngày đầu đã chọn con đường marketing khác biệt, táo bạo và không ngần ngại thách thức đối thủ.

Chiến dịch "Pepsi Challenge" năm 1975 là một ví dụ tiêu biểu khi hãng này tổ chức thử thách hương vị trực tiếp với Coca-Cola và giành chiến thắng thuyết phục, gây chấn động ngành nước giải khát toàn cầu. Dù Coca-Cola vẫn là thương hiệu dẫn đầu, Pepsi không bao giờ dễ dàng bị đánh bại.

Những chiến dịch quảng cáo "cà khịa" nhau trở thành dấu ấn, khiến cuộc chiến này lan rộng không chỉ trong ngành nước giải khát mà còn trở thành biểu tượng của sự đối đầu trong marketing.

Tại Việt Nam, cuộc cạnh tranh giữa Coca-Cola và Pepsi cũng khốc liệt không kém. Cả hai "ông lớn" này đều đặt chân vào thị trường từ thập niên 1990, nhanh chóng xây dựng hệ thống phân phối và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, không chỉ có Coca-Cola và Pepsi, thị trường nước giải khát có ga còn có sự tham gia của nhiều đối thủ khác.

Theo khảo sát của Cốc Cốc, nước giải khát có ga đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người Việt. Nhóm khách hàng trẻ từ 18-26 tuổi, với tỷ lệ tiêu thụ đáng kể: 7% uống hàng ngày và 22% uống hàng tuần.

Chiến lược sản phẩm và marketing

Coca-Cola và Pepsi đã phát triển những chiến lược sản phẩm và marketing phù hợp với từng khu vực địa lý tại Việt Nam. Coca-Cola tập trung vào sản phẩm cổ điển và biến thể không đường như Coca-Cola Zero, trong khi Pepsi không ngừng mở rộng danh mục với các sản phẩm như Pepsi Zero, 7Up, Mirinda, và Mountain Dew.

Theo báo cáo, thị phần của Coca-Cola vẫn lớn mạnh, chiếm tới 75% lượng người tiêu dùng tại Việt Nam, trong khi Pepsi giữ vững 43%.

Không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, cuộc đua giữa Coca-Cola và Pepsi còn xoay quanh những con số kinh doanh khổng lồ. Theo báo cáo của Swire Coca-Cola – công ty mẹ của Coca-Cola Việt Nam, năm 2023, doanh thu của doanh nghiệp đạt 12.139 tỷ đồng, với lợi nhuận 1.118 tỷ đồng. Lượng tiêu thụ sản phẩm đạt 155 triệu đơn vị, cao hơn so với hai thị trường Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc).

Swire Coca-Cola, một công ty con của Swire Pacific, chính thức bước chân vào thị trường nước giải khát Việt Nam vào tháng 7/2022 sau khi mua lại quyền sản xuất, tiếp thị và phân phối sản phẩm Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia. Tới đầu năm 2023, Swire Coca-Cola hoàn tất việc mua lại dây chuyền sản xuất Coca-Cola tại Việt Nam, do đó năm 2023 là lần đầu kết quả kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam được ghi nhận bởi Swire.

Trước khi được Swire Coca-Cola mua lại, Coca-Cola có doanh thu đạt gần 8.000 tỷ đồng năm 2020. Doanh thu tăng 6% vào năm 2021 và tăng thêm 30,9% vào năm 2022, đạt hơn 11.100 tỷ đồng. Về lợi nhuận sau thuế, năm 2020, lợi nhuận ghi nhận gần 840 tỷ đồng. Con số này giảm 100 tỷ đồng vào năm 2021 sau đó tiếp tục 6,6% vào năm 2022, đạt lợi nhuận hơn 680 tỷ đồng, theo báo cáo của Vietdata.

 Coca-Cola vừa tổ chức kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Việt Nam hồi tháng 8. (Ảnh: Coca-Cola Việt Nam).

Swire nhận định Việt Nam là một thị trường tiềm năng với khả năng sinh lời ổn định, trong khi Campuchia – nơi công ty cũng hoạt động, gặp nhiều khó khăn hơn. Với hơn 100 triệu dân, Việt Nam cũng là một trong những thị trường quan trọng của Swire Coca-Cola, bên cạnh Trung Quốc Đại lục và Mỹ.

Suntory PepsiCo, liên doanh giữa PepsiCo và Suntory Holdings Limited, vẫn giữ vững vị thế tại Việt Nam. Doanh thu của công ty tăng liên tục từ 17.200 tỷ đồng năm 2020 lên 23.700 tỷ đồng năm 2022. Lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, từ 2.500 tỷ đồng năm 2020 lên hơn 3.000 tỷ đồng năm 2022, dữ liệu từ Vietdata cho biết.

Công ty đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng sản xuất, bao gồm nhà máy tại Long An với vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Không chỉ là cuộc đua về doanh thu, Coca-Cola và Pepsi còn đối đầu gay gắt trên mặt trận marketing. Các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, TV và báo chí đều được đầu tư mạnh mẽ.

Thành Vũ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh doanh & Thị trường 10/10/2024 23:35
Công bố danh mục mời gọi đầu tư 702 dự án

Ngày 10/10, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi và TP HCM đồng tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng duyên hải Trung bộ năm 2024.

Kinh doanh & Thị trường 10/10/2024 23:25
Đầu tư hơn 9.686 tỷ đồng xây dựng Khu đô thị mới Kiến Giang

Chiều 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị trao Quyết định chấp thuận nhà đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án phát triển nhà ở Khu đô thị mới Kiến Giang (TP Thái Bình).

Kinh doanh & Thị trường 10/10/2024 17:18
Người dùng đã có thể đăng ký gói cước 5G

Người dùng có thể đăng ký gói 5G và trải nghiệm kết nối tốc độ cao tại các khu vực có sóng, trước ngày dịch vụ chính thức ra mắt.

Kinh doanh & Thị trường 10/10/2024 17:15
Duy trì sức hút với Foxconn, Apple, Nike…

Làn sóng các “ông lớn” sản xuất toàn cầu đổ về Việt Nam chưa dừng lại. Tuy nhiên, Việt Nam phải đối mặt với thách thức về năng lượng để có thể giữ chân những “đại bàng” này.