Thương chiến Mỹ - Trung nóng lên trong thời gian qua. (Ảnh minh hoạ: Reuters).
Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống Mỹ thứ hai, ông Donald Trump đã thể hiện quan tâm rõ rệt đối với khoáng sản. Đơn cử, vị tổng thống muốn ký một thỏa thuận khoáng sản quy mô lớn với Ukraine để bù đắp cho hỗ trợ quân sự của Mỹ trong cuộc chiến Nga - Ukraine.
Ban đầu, ông Trump yêu cầu Ukraine giao một nửa khoáng sản đất hiếm cho doanh nghiệp Mỹ. Sau khi bị từ chối, Washington đổi sang yêu cầu quyền tiếp cận ưu tiên đối với toàn bộ tài nguyên thiên của Ukraine.
Ông Trump cũng nhiều lần nói muốn kiểm soát Greenland, vùng lãnh thổ tự trị của Đan Mạch. Hòn đảo nằm ở Bắc Cực này có vị trí quan trọng với quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú của Greenland - bao gồm các loại đất hiếm - có thể còn hấp dẫn với ông Trump hơn cả vị trí của hòn đảo.
Đan Mạch có vẻ cũng nghĩ như vậy. Gần đây, nước này đã gợi ý trao cho Mỹ các hợp đồng khai thoáng và khả năng thiết lập căn cứ quân sự với hy vọng ông Trump sẽ gác lại ý muốn sở hữu Greenland.
Trong nội bộ chính quyền, ông Trump đã chỉ đạo Lầu Năm Góc lập kế hoạch tinh chế kim loại tại các căn cứ quân sự và bảo vệ các mỏ do Mỹ vận hành ở những khu vực nguy hiểm.
Đạo luật Năng lượng năm 2020 định nghĩa khoáng sản thiết yếu là những nguyên liệu quan trọng cho an ninh kinh tế hoặc quốc phòng của Mỹ, có chuỗi cung ứng dễ gián đoạn và giữ vai trò then chốt trong sản xuất.
Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) xác định 50 khoáng sản thuộc nhóm thiết yếu. Một số được sản xuất với khối lượng lớn để phục vụ cho các ngành công nghiệp, ví dụ như nhôm, thép hoặc đồng.
Trong khi đó, đất hiếm là một nhóm gồm 17 khoáng chất có tính chất hóa học tương tự nhau. Tất cả đều được Bộ Năng lượng Mỹ phân loại là tài nguyên thiết yếu, trừ promethium.
Danh sách 17 loại đất hiếm bao gồm anthanum, cerium , praseodymium, neodymium, promethium, samarium, europium, gadolinium, terbium, dysprosium, holmium, erbium, thulium, ytterbium, lutetium, scandium và yttrium.
Đất hiếm là thành phần không thể thiếu của nhiều thiết bị công nghệ cao, từ điện thoại thông minh cho đến thiết bị y tế và tên lửa.
Bà Julie Michelle Clinger, chuyên gia địa lý tại Viện Khoa học Nhân văn ở Vienna, cho biết: “Đất hiếm thường được ví như vitamin hoặc gia vị của ngành công nghiệp, bởi chúng tạo điều kiện để các sản phẩm công nghệ trở nên nhỏ hơn, nhanh hơn, mạnh mẽ và bền bỉ hơn”.
Tuy thuật ngữ “đất hiếm” gợi lên suy nghĩ về sự khan hiếm, thực chất hầu hết các loại đất hiếm lại tương đối dồi dào trong vỏ Trái đất. Nhưng, khai thác chúng đòi hỏi phải sử dụng nhiều hóa chất nặng và tạo ra nhiều chất thải độc hại. Chi phí sản xuất lớn khiến nhiều quốc gia ngần ngại khai thác đất hiếm dù sở hữu trữ lượng đáng kể.
Ví dụ, các mỏ ở Brazil chỉ sản xuất 20 tấn đất hiếm vào năm 2024, nhưng trữ lượng đất hiếm của Brazil lại cao thứ hai thế giới. Trái lại, Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất trên thế giới và đồng thời cũng là nhà sản xuất lớn nhất.
Do đó, Mỹ và nhiều quốc gia khác phụ thuộc vào Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu đất hiếm. Trong giai đoạn 2019 - 2022, khoảng 72% đất hiếm nhập khẩu vào Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong bản đánh giá năm 2024, USGS ước tính trữ lượng đất hiếm trên toàn thế giới là hơn 90 triệu tấn, bao gồm 44 triệu tấn ở Trung Quốc, 21 triệu tấn ở Brazil và 6,9 triệu tấn ở Ấn Độ.
Với Việt Nam, USGS tính toán trữ lượng đất hiếm đạt 3,5 triệu tấn, đứng thứ 6 trong danh sách của cơ quan này. Tuy nhiên, sản lượng của Việt Nam trong hai năm 2023 và 2024 đều tương đối thấp, đạt 300 tấn.
Trung Quốc là nhà cung cấp lớn cho Mỹ về những khoáng sản thiết yếu sau:
Hôm 4/4, để đáp trả thuế quan đối ứng do chính quyền ông Trump ban hành, Trung Quốc thông báo sẽ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với 7 loại đất hiếm gồm scandium, dysprosium, gadolinium, terbium, lutenium, samarium và yttrium.
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất không phải là lệnh cấm toàn diện, nhưng bất kỳ lô hàng nào xuất khẩu ra nước ngoài đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn về người mua và lý do mua.
Yttrium là yếu điểm đặc biệt lớn với Washington, bởi Mỹ nhập khẩu gần như toàn bộ yttrium mà các doanh nghiệp cần sử dụng, trong đó tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn 2018 - 2021 lên tới 94%.
Yttrium là một kim loại mềm màu bạc, có ứng dụng trong việc sản xuất hợp kim, radar và một số loại nhựa. Năm ngoái, Trung Quốc cũng áp hạn chế xuất khẩu với germanium and gallium, hai vật liệu cần thiết cho việc sản xuất chip và cáp quang.
Do các đặc tính hóa học và vật lý độc đáo, đất hiếm có nhiều ứng dụng công nghiệp rộng rãi. Nhưng hai lĩnh vực được nhắc đến nhiều nhất là vai trò trong cuộc chuyển đổi công nghệ xanh và quân sự.
Hai loại đất hiếm neodymium và dysprosium được sử dụng rộng rãi để chế tạo nam châm dùng trong động cơ của xe điện, robot và máy bay không người lái. Chính châm được chế tạo từ đất hiếm đã giúp Tesla phát triển động cơ xe điện với mức tiêu thụ điện năng tối thiểu, giúp cải thiện hiệu quả năng lượng tổng thể.
Các công ty trong ngành bán dẫn như Nvidia cũng dựa vào đất hiếm để sản xuất GPU có hiệu suất cao. Ví dụ này cho thấy rõ vai trò của đất hiếm đối với sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực AI, game và trung tâm dữ liệu.
Trong lĩnh vực quân sự, đất hiếm đóng vai trò chiến lược và không thể thay thế trong sản xuất và vận hành các hệ thống vũ khí hiện đại.
Nam châm vĩnh cửu làm từ đất hiếm là thành phần thiết yếu trong nhiều hệ thống quốc phòng hiện đại như máy bay chiến đấu F-35 Lightning II, tàu ngầm Virginia và Columbia và tàu khu trục Arleigh Burke. Cụ thể, mỗi chiếc F-35, tàu Arleigh Burke DDG-51 và tàu Virginia cần lần lượt 408, 2.358 và 4.173 kg đất hiếm.
Nếu Bắc Kinh ban hành lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm, đây sẽ là cú đánh mạnh với Mỹ. Ban đầu, giá cả nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trong lúc các nhà nhập khẩu khẩn trương tích trữ hàng.
Khi số hàng dự trữ cạn kiệt, các doanh nghiệp dân sự thực sự bị đẩy vào thế khó. Các hãng xe điện có thể phải chuyển sang động cơ nhỏ hơn. Và chẳng bao lâu sau, ngành công nghiệp quốc phòng cũng sẽ gặp rắc rối.
Trường hợp của Nhật Bản vào năm 2010 có thể minh họa cho việc một nền kinh tế lớn có thể trở nên “mong manh” như thế nào trước lá bài đất hiếm của Trung Quốc.
Năm đó, một vụ xung đột về đánh bắt cá đã dẫn đến việc Trung Quốc ngừng xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản. Động thái này khiến ngành công nghiệp Nhật Bản trở nên hoảng loạn.
Các nhà sản xuất ô tô đặc biệt lo ngại bởi họ cần đất hiếm để sản xuất nam châm. Chỉ sau vài tháng, Tokyo phải nhượng bộ và Trung Quốc nối lại xuất khẩu. Song, giá đất hiếm vẫn tăng 10 lần trong một năm sau sự kiện này.
Cả Mỹ và châu Âu đều đang thực hiện các dự án nhằm gia tăng sản lượng đất hiếm bằng cách tái chế và khai thác các mỏ mới. Tuy nhiên, rất ít dự án có khả năng sản xuất số lượng lớn với quy mô thương mại, chứ chưa nói đến cạnh tranh với các gã khổng lồ Trung Quốc.
Đến nay Mỹ chỉ có duy nhất một mỏ đất hiếm ở California. Washington đang phát triển vài mỏ khác, đồng thời tài trợ mỏ ở Brazil và Nam Phi. Mỹ cũng sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng năm 1950 để tài trợ cho cơ sở chế biến đất hiếm nặng đầu tiên bên ngoài Trung Quốc ở Texas.
Nhưng cũng giống như mọi nước khác, Mỹ thiếu chuyên môn để xử lý đất hiếm thành nam châm. Các nhà phân tích dự đoán Mỹ sẽ cần 3 đến 5 năm để xây dựng mạng chuỗi cung ứng đầy đủ, từ mỏ đến nam châm mà không cần đến Trung Quốc.
Nhật Bản bắt đầu xem xét lại các rào cản thương mại phi thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối, gồm ô tô, nông sản, vì Tokyo hy vọng sẽ cải thiện được khả năng đàm phán thuế với Washington.
Theo Chief Executive, 60% trong số hơn 300 CEO được khảo sát trong tháng 4/2025 dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái hoặc đi xuống sẽ diễn ra trong vòng 6 tháng tới.
Động thái trả đũa tiếp theo của Trung Quốc nhằm vào Boeing, nhà sản xuất máy bay lớn nhất của Mỹ.
Câu chuyện thuế quan của Tổng thống Trump luôn tập trung vào thâm hụt thương mại hàng hoá của Mỹ, bỏ quên mất một mảnh ghép quan trọng.