Họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2025. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)
Tại Họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2025 sáng 5/7, trả lời câu hỏi về khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm nay, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Trưởng ban Hệ thống Tài khoản Quốc gia, Cục Thống kê đánh giá tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm đạt 7,52% so với cùng kỳ năm trước là khả quan trọng bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động.
Theo bà Hạnh, tại kỳ báo cáo kinh tế - xã hội quý I, sau khi có kết quả ước tính quý I và đánh giá các dư địa cho tăng trưởng các quý tiếp theo, Cục Thống kê đã cập nhật kịch bản tăng trưởng mục tiêu 8% (cụ thể: quý I tăng 6,93%, quý II tăng 8,19%, 6 tháng đầu năm tăng 7,58%, quý III tăng 8,27%, quý IV tăng 8,46%, cả năm tăng 8%).
Vì vậy, với kết quả tăng trưởng GDP đạt 7,52% trong 6 tháng đầu năm (xấp xỉ mục tiêu kịch bản tăng trưởng cập nhật ở quý I) sẽ giảm áp lực lên các quý tiếp theo và là nền tảng tích cực cho tăng trưởng cả năm 2025.
Tuy nhiên, theo đại diện Cục Thống kê, đây mới chỉ là điều kiện cần cho mục tiêu tăng trưởng 8%. Trong bối cảnh đó, vẫn còn những thách thức tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm như xung đột địa chính trị giữa các quốc gia ngày càng căng thẳng, bất ổn, khó lường sẽ là nguồn rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến thương mại, đầu tư, chuỗi cung ứng và giá cả hàng hóa. Qua đó sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu của của Việt Nam.
Ngoài ra, các tổ chức quốc tế như IMF, World Bank đều điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025 do lạm phát dai dẳng và nhu cầu tiêu dùng suy yếu sẽ là một yếu tố bất lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt những ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn như: dệt may, đồ gỗ, da giày, điện tử … có thể bị giảm sút do nhu cầu từ các thị trường Mỹ, EU, .. giảm.
Đặc biệt, biến động tăng tỷ giá sẽ gây áp lực nên chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu và thanh toán nợ vay ngoại tệ trong nước. Lãi suất quốc tế vẫn duy trì ở mức cao khiến Việt Nam phải cân đối chính sách tiền tệ thận trọng hơn, giảm dư địa nới lỏng. Chính sách áp thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ sẽ gây áp lực lớn lên hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới.
Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Trưởng ban Hệ thống Tài khoản Quốc gia, Cục Thống kê. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)
Trong nước, theo bà Hạnh, dù tăng trưởng công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, nhưng mức độ còn chậm và chưa đều. Một số ngành như điện tử, dệt, da giầy, chế biến gỗ… vẫn ghi nhận tăng trưởng cao nhưng bắt đầu có dấu hiệu hụt hơi do đơn hàng không tăng và cạnh tranh giá từ các quốc gia khác.
Bên cạnh đó, tình hình giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn nhiều điểm nghẽn do vướng mắc giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lý chồng chéo và năng lực thực hiện dự án ở địa phương còn hạn chế.
"Tiêu dùng trong nước phục hồi nhưng chưa mạnh, còn tâm lý thận trọng. Người dân có xu hướng thay đổi thói quen tiêu dùng do lo ngại lạm phát, thu nhập phục hồi nhưng chưa ổn định. Chi tiêu dùng qua tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tuy tích cực, nhưng chưa đủ mạnh để tạo động lực lan tỏa tới toàn nền kinh tế", bà Hạnh quan ngại.
Theo tính toán của Cục Thống kê, để đạt được GDP tăng 8% trong 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42% (trong đó quý I tăng 7,05%, quý III tăng 7,96%, quý III tăng 8,33%, quý IV tăng 8,51%).
Để hiện thực hóa mục tiêu này, bà Hạnh cho rằng trong 6 tháng cuối năm cần khai thác tối đa các dư địa tăng trưởng, thực hiện đồng bộ, linh hoạt và kịp thời các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế.
Trong đó, đầu tư công sẽ là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm. Chính sách và giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đang được Chính phủ, các bộ ngành, địa phương triển khai quyết liệt hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công sẽ tạo dư địa tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm.
Đặc biệt là các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia như: Các tuyến đường bộ cao tốc, cảng hàng không, các dự án vành đai đô thị lớn, dự án năng lượng.
Ngoài ra, khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo sẽ là động lực then chốt, mang vai trò chiến lược. Sự bùng nổ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số sẽ mở ra các cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng công nghệ AI trong hoạt động sản xuất để giảm chi phí nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh.
Về động lực tăng trưởng tính dụng, bà Hạnh cho rằng phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt 16%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế trong năm 2025 sẽ tạo ra dư địa rất lớn cho tăng trưởng kinh tế, chủ yếu thông qua việc cung cấp nguồn vốn dồi dào để kích thích sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng toàn xã hội.
Về động lực tiêu dùng, bà Hạnh kỳ vọng được hỗ trợ bởi các chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% có hiệu lực từ 1/7 đối với nhiều mặt hàng hóa và các chính sách thương mại kích cầu tiêu dùng trong nước. Các khoản hỗ trợ theo Nghị định 178 sẽ góp phần thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư, tích lũy tài sản, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
"Cần tận dụng triệt để các cơ hội từ các Hiệp định Thương mại Tự do đã có hiệu lực (EVFTA, CPTPP, RCEP). Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường mới, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức hai con số để đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP", đại diện Cục Thống kê nêu rõ.
Cầu Rạch Tôm ở Nhà Bè sau nhiều năm khai thác đã xuống cấp, sẽ được xây mới với tổng vốn gần 500 tỷ đồng nhằm đảm bảo an toàn, tăng kết nối khu nam.
Việc hợp nhất TP HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ mở rộng địa giới hành chính, mà còn đặt nền tảng cho chiến lược tái cấu trúc đô thị, tạo động lực thúc đẩy làn sóng dịch chuyển dân cư ra khỏi khu vực nội đô đang quá tải. Theo đó, TP HCM hướng tới xây dựng một "siêu đô thị" đa trung tâm với hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ.
Gần 80% doanh nghiệp chế biến, chế tạo dự báo tình hình kinh doanh quý III sẽ ổn định và tốt hơn so với quý trước, theo Cục Thống kê.
Chiều 4/7, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị "Gặp gỡ Nhật Bản: Phát huy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản".