Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, theo Báo Giao thông.
Tại Tờ trình, Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành hoàn thiện được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, giai đoạn 1 của dự án chỉ đầu tư xây dựng một đường cất hạ cánh ở khu vực phía Bắc của cảng (đường cất hạ cánh số 1).
Trường hợp sân bay Long Thành phải tạm dừng khai thác do xảy ra sự cố trên đường cất hạ cánh, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Để đáp ứng khai thác với công suất khoảng 50 triệu hành khách/năm, giai đoạn 2 sẽ đầu tư xây dựng thêm một đường cất hạ cánh cấu hình mở ở phía Nam của cảng (đường cất hạ cánh số 2).
Giai đoạn 3 sẽ đầu tư xây dựng thêm hai đường cất hạ cánh (đường cất hạ cánh số 3 ở phía Bắc và số 4 ở phía Nam) để đáp ứng khai thác với công suất khoảng 100 triệu hành khách/năm.
Trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, việc xây dựng ngay đường cất hạ cánh số 3 sẽ đáp ứng tốt nhu cầu khai thác giai đoạn 1. Cụ thể, các chuyến bay sẽ không phải chuyển sang sân bay Tân Sơn Nhất khi một đường cất hạ cánh xảy ra sự cố.
Bộ GTVT nêu rõ, theo quy hoạch, sân bay Tân Sơn Nhất có thể phục vụ 50 triệu hành khách/năm, tương ứng phục vụ trung bình khoảng 830 lượt cất hạ cánh/ngày đêm.
Năm 2023, sản lượng khai thác của sân bay này là 41 triệu hành khách, sắp tiệm cận công suất quy hoạch. Dự kiến đến năm 2030, tổng nhu cầu vận tải hàng không khu vực Đông Nam Bộ khoảng 71 triệu hành khách/năm, tương ứng phục vụ trung bình khoảng 1.190 lượt cất hạ cánh/ngày đêm.
Như vậy, trường hợp sân bay Long Thành phải tạm dừng khai thác có sự cố trên đường cất hạ cánh thì sân bay Tân Sơn Nhất không thể đáp ứng thêm khoảng 360 lượt cất hạ cánh/ngày đêm để hỗ trợ.
Cũng tại giai đoạn 2, nếu một trong ba đường cất hạ cánh gặp sự cố, sân bay Long Thành vẫn có thể phục vụ được 50 triệu hành khách/năm với hai đường cất hạ cánh còn lại.
Theo Bộ GTVT, việc bổ sung thêm đường cất hạ cánh còn đảm bảo sự khai thác liên tục của cảng, tránh gián đoạn hay ảnh hưởng của bụi trong quá trình thi công xây dựng.
Bộ GTVT cho biết, để đảm bảo tĩnh không khai thác cho đường cất hạ cánh số 1, phần nền của đường cất hạ cánh số 3 đã được san nền đến cao độ thiết kế.
Do đã sử dụng dự phòng và tiết kiệm sau đấu thầu nên sơ bộ tổng mức đầu tư đường cất hạ cánh số 3 khoảng 3.455 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng mức đầu tư 99.019 tỷ đồng của Dự án thành phần 3 do ACV thực hiện.
Bộ GTVT cho biết, dự tiến độ đầu tư đường băng thứ hai khoảng 24 tháng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư. Như vậy, nếu được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm nay thì đường cất hạ cánh số 3 sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2026.
Ngoài ra, quá trình thực hiện giai đoạn 1 cũng gặp một số khó khăn về thời gian chuẩn bị đầu tư dự án và thời gian thực hiện dự án, dẫn tới chưa đáp ứng tiến độ. Theo đánh giá của Bộ GTVT, đến năm 2026, các dự án thành phần mới có thể hoàn thành.
Do đó, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng xem xét, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu việc tổ chức thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành để trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Nội dung được Bộ GTVT đề xuất là đầu tư xây dựng hai đường cất hạ cánh ở phía Bắc và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm trong gian đoạn 1, chậm nhất năm 2026 hoàn thành và đưa vào khai thác.
Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư đối với từng giai đoạn của dự án theo quy định của pháp luật.
Các bộ ngành, địa phương phải nâng kỷ cương ngân sách, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển, an sinh, theo Thủ tướng.
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo khi tinh gọn bộ máy cần loại bỏ người lười biếng, tránh tình trạng người tài xin nghỉ, người dở ở lại.
Thành phố và quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ mỗi nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán hát ở Phạm Văn Đồng 127 triệu đồng, người bị thương 60 triệu đồng.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cùng tập trung giải quyết những thách thức với Thủ đô như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ngập lụt và thực hiện chỉ đạo của Trung ương với mục tiêu phấn đấu tăng trưởng hai con số.