Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế. Trong đó, Việt Nam chịu mức 46%, nằm trong nhóm các nước bị áp thuế cao nhất cùng với Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Myanmar.
Với 60% thị phần xuất khẩu vào Mỹ, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10 cho biết thuế suất chi tiết đối với từng mã hàng của dệt may chỉ được xác định sau 7 - 10 ngày nữa. Song, dù là nào con số nào cũng chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp.
"Đối với thị trường Mỹ, năm 2025, doanh nghiệp đặt mục tiêu là khoảng 3.000 tỷ đồng. Tuy vậy, khi thuế tăng, giá cả sẽ tăng theo - khiến sức mua giảm. Đến nay chúng tôi chưa thể tính toán được tác động cụ thể", bà Thảo cho hay.
Tuy vậy, trước đó, doanh nghiệp đã thực đa dạng hóa thị trường để giảm dần phụ thuộc vào thị trường Mỹ và đa dạng hóa nguồn cung để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đã đẩy mạnh đầu tư về thiết bị công nghệ để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.
“Những biện pháp này mới có thể giúp có mức giá cạnh tranh với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của chính bản thân doanh nghiệp”, bà Thảo cho hay.
Nhà máy của Tổng Công ty May 10. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)
Trước đó, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho hay, dù chưa có thông tin về mức áp thuế là bao nhiêu song một số khách hàng của Mỹ đã ngập ngừng kí hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam.
Vì vậy, các doanh nghiệp gỗ cũng đã và đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sang các nước như Australia, Trung Đông và New Zealand nhằm tránh "bỏ trứng vào một giỏ". Tuy vậy, khối lượng gia tăng vào các thị trường này rất là khiêm tốn nên khó có thể bù đắp được thị trường từ Mỹ.
Trong khi đó, tìm kiếm một thị trường mới là một công việc tốn kém về thời gian gian và nguồn lực. Không phải dễ gì có thể tung ra một mẫu sản phẩm và có ngay được sự chấp nhận của khách hàng. Điều này cần rất nhiều thời gian để giao dịch để giới thiệu mẫu mã đến chốt được đơn hàng.
"Hiệp hội thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng và các địa phương tổ chức rất nhiều các hội chợ trong nước và nước ngoài để quảng bá sản phẩm gỗ của Việt Nam. Dù là thị trường nhỏ nhất, chúng tôi luôn chắt chiu từng cơ hội, từng đơn hàng", ông Hoài cho hay.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
Nhìn nhận về mức thế thuế suất 46%, theo TS. Scott McDonald, giảng viên ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Đại học RMIT, các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải đối mặt với bất lợi do giá cao hơn 46% so với hàng hóa nội địa của Mỹ hoặc các sản phẩm từ các đối thủ chịu mức thuế quan thấp hơn.
Các ngành công nghiệp có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm điện tử, dệt may, đồ nội thất, giày dép và thủy hải sản – những ngành đóng vai trò trung tâm trong thành công xuất khẩu của Việt Nam.
Theo TS. McDonald, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh nỗ lực đa dạng hóa thị trường để giảm sự phụ thuộc vào hàng xuất khẩu sang Mỹ. Việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do mang lại những giải pháp thay thế tiềm năng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể đánh giá liệu sản phẩm của họ có thể được phân loại lại theo các mã thuế quan khác, hoặc có thể điều chỉnh nguồn cung ứng linh kiện để giảm thiểu tác động từ thuế quan của Mỹ hay không.
"Các doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu và thiết lập quan hệ đối tác sản xuất ở các quốc gia chịu mức thuế thấp hơn hoặc được miễn khỏi khuôn khổ mới", TS. McDonald gợi ý.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, quyết định áp thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước, không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Các chuyên gia quốc tế dự báo GDP Việt Nam có thể giảm 0,99-5,5% từ thuế đối ứng của ông Trump và khuyến nghị nhà chức trách sớm đàm phán, đa dạng xuất khẩu.
Trong đàm phán, Việt Nam cần nhấn mạnh chương trình cải cách kinh tế tổng thể và không nên đàm phán với Mỹ theo từng lĩnh vực, vì Mỹ đã áp thuế toàn diện để tránh việc phải quản lý hàng trăm lĩnh vực cùng lúc.
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh vừa được gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025.