Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 29/11, chỉ số S&P 500 đã tăng 0,56% lên 6.032 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tiến thêm 0,83%, đóng cửa với 19.218 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 189 điểm, tương đương 0,42% và chốt phiên ở mức 44,911 điểm. Cả Dow Jones và S&P 500 đều đóng cửa ở mức đỉnh lịch sử mới trong phiên.
Hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones lại tiếp tục phá kỷ lục cũ, trong khi Nasdaq Composite cách đỉnh khoảng 0,5 điểm %.
Một phần động lực tăng giá trong phiên 29/11 đến từ cổ phiếu bán dẫn. Bloomberg đã đưa tin rằng những hạn chế xuất khẩu bán dẫn bổ sung mà chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét không mạnh như dự kiến trước đó.
Cổ phiếu Lam Research tăng hơn 3% trong khi Nvidia tiến thêm hơn 2%. iShares Semiconductor ETF (SOXX) tăng 1,3%. Ngoài lĩnh vực bán dẫn, nhiều nhóm cổ phiếu khác cũng tăng giá. Khoảng 3//5 số thành viên trong S&P 500 đã kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trong sắc xanh.
9/11 nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500 ghi nhận kết quả tích cực trong phiên 29/11.
Trong tuần qua, Dow Jones đã tăng 1,4%, đưa mức tăng trong tháng 11 lên 7,5%. S&P 500 và Nasdaq Composite đều đi lên 1,1% trong tuần và kết thúc tháng 11 với mức tăng lần lượt là 5,7% và 6,2%. Với kết quả trên, Dow Jones và S&P 500 vừa trải qua tháng tốt nhất trong năm 2024.
Chỉ số Russell 2000 tập trung vào cổ phiếu vốn hóa nhỏ thậm chí tăng vọt 10,8% trong tháng này nhờ kỳ vọng vào chính sách cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp dưới nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump. Riêng trong tuần này, Russell 2000 cũng đã tăng 1,2%.
S&P 500 ghi nhận tháng tăng điểm mạnh nhất trong vòng một năm.
“Những gì đúng trước cuộc bầu cử vẫn đúng sau bầu cử”, ông Ross Mayfield, chiến lược gia đầu tư tại Baird Private Wealth Management, nhận định. “Bước sang tháng 12, thật khó để ngăn xu hướng tăng giá khi mọi thứ vẫn tốt đẹp, cuộc bầu cử đã lùi lại phía sau và những yếu tố thuận lợi theo mùa vẫn còn một số dư địa”.
Ngoài ra, chứng khoán Mỹ cũng được hỗ trợ nhờ kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp đà giảm. Theo công cụ FedWatch của CME Group, thị trường tương lai đang đặt cược khả năng Fed hạ lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 12 với xác suất 66%.
Ngân hàng trung ương này đang phải nỗ lực bình thường hoá chính sách vào thời điểm tăng trưởng GDP chậm lại, chính sách thuế quan của Mỹ tiếp tục đe doạ nền kinh tế và tiền lương thực tế của người dân sụt giảm.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
Trung Quốc và phương Tây đều đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung các khoáng sản thiết yếu đối với nền kinh tế.
Khác với suy nghĩ của công chúng, Fed thường có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ hơn là các chính quyền tổng thống Mỹ. Nhưng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump, Fed bị đẩy vào thế bị động, phải chờ đợi các chính sách của Nhà Trắng để cân nhắc phản ứng phù hợp.