Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 192 ngày 20/1 điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình.
Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên khoảng 4.837,9 tỷ đồng, tăng khoảng 965,9 tỷ đồng so với mức 3.872 tỷ đồng đã được quy định tại Quyết định số 348 ngày 28/3/2018 đã được Thủ tướng phê duyệt trước đó.
Đồng thời, dự án cũng được điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn ngân sách Trung ương 1.100 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 2.649,6 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư BOT 1.088 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, điều chỉnh thời gian vận hành, khai thác, thu phí hoàn vốn dự án dự kiến 24 năm 8 tháng. Trường hợp tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) đưa vào khai thác, sử dụng ảnh hưởng đến doanh thu, phương án tài chính của dự án, UBND tỉnh Thái Bình, nhà đầu tư và các bên có liên quan thực hiện đàm phán theo đúng quy định và hợp đồng BOT đã ký.
Theo quy định trước đó, nhà đầu tư xây dựng trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đối với phần vốn của Nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng dự án. Thời gian dự kiến thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án 23 năm 3 tháng, từ năm 2022 - 2045. Thời gian chính thức sẽ được xác định thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Chính phủ cũng điều chỉnh thời gian đầu tư xây dựng dự án từ năm 2018 - 2025 thay cho mốc thời gian từ năm 2018 - 2021 như quy định cũ.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao UBND tỉnh Thái Bình chịu trách nhiệm toàn diện về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và các thông tin, số liệu trong Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, các thông tin báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định liên ngành và ý kiến của các bộ, cơ quan có liên quan.
UBND tỉnh Thái Bình tiếp thu ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định liên ngành và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án, tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí.
Địa phương phải bảo đảm cân đối, bố trí đầy đủ, kịp thời vốn ngân sách tỉnh tham gia dự án để triển khai theo đúng tiến độ.
Theo Bộ Tài chính, lũy kế giải ngân từ đầu năm 2024 đến ngày 31/12/2024 là 548.569,3 tỷ đồng, đạt 72,9% kế hoạch (752.476,4 tỷ đồng). Ước giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2025 là 635.579,9 tỷ đồng, đạt 84,47% kế hoạch.
Theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), dù thấp hơn mức trung bình của ASEAN là 65,2% trong năm thứ tư liên tiếp, nhưng trong năm 2024 tỷ lệ doanh nghiệp tại Việt Nam có lãi lần đầu tiên sau 5 năm vượt mức 60%, đạt 64,1%, tăng 9,8 điểm so với năm trước.
Hơn một triệu xe kinh doanh vận tải sẽ phải đổi giấy chứng nhận đăng ký để phù hợp với xe "biển số nền vàng", nguy cơ gây đình trệ hoạt động của doanh nghiệp.
Dự thảo nghị quyết cơ cấu thành viên Chính phủ khóa 15 chỉ quy định nguyên tắc về phó thủ tướng, cho phép điều chỉnh số lượng theo yêu cầu thực tiễn từng giai đoạn.