Khảo sát mới nhất cho thấy thị trường heo hơi phía Bắc đang duy trì ổn định. Hiện tại, các thương lái tại khu vực này thu mua heo hơi với giá từ 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Trong đó, Thái Bình và Phú Thọ đang giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Thấp hơn một giá, mức 62.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc GIang, Hưng Yên và Hà Nội.
Đối với khu vực miền Trung - Tây Nguyên, heo hơi tại Đắk Lắk đã trở lại giá 60.000 đồng/kg sau một vài ngày giao dịch dưới mức này.
Cùng chiều tăng 1.000 đồng/kg, heo hơi tại Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng lần lượt đạt giá 61.000 đồng/kg, 62.000 đồng/kg và 63.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam cùng lên một giá tại các tỉnh: Bình Phước, Hậu Giang, Tây Ninh, Kiên Giang và TP HCM.
Đáng chú ý, ngưỡng 64.000 đồng/kg đã xuất hiện tại Kiên Giang. Đây hiện cũng là mức giao dịch cao nhất cả nước. Các địa phương còn lại trong vùng đang bán heo hơi trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định tại miền Bắc và tăng nhẹ ở miền Trung, miền Nam. Theo khảo sát, giá heo hơi cả nước đang dao động từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Nhiều chuyên gia dự báo giá heo hơi ngày mai có thể tăng nhẹ tại một số địa phương do thị trường đang có xu hướng đi lên.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường, từ nay đến cuối năm, các địa phương chủ động triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm với phương châm phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời kết hợp thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi, theo Báo Hà Nội mới.
Phát hiện sớm, khoanh vùng khống chế, xử lý kịp thời, triệt để dịch bệnh nguy hiểm phát sinh ở động vật diện hẹp đối với bệnh mới xâm nhập, biến chủng của vi rút gây bệnh; bảo đảm sản xuất chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững; bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Bên cạnh đó, các địa phương quản lý giết mổ gia súc, gia cầm có kiểm soát, bảo đảm chăn nuôi an toàn dịch bệnh, từng bước giảm giết mổ nhỏ lẻ, chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư; nâng cao chất lượng con giống, duy trì, bảo tồn, phát triển giống bản địa hiệu quả cao trên địa bàn Hà Nội; phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh trong vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái.
Các địa phương cần hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi; phát động toàn dân vệ sinh đường làng, ngõ thôn, khơi thông cống rãnh, phát quang cây cỏ xung quanh nhà, chuồng nuôi, quét dọn, thu gom phân thải về hầm biogas, bảo đảm chăn nuôi an toàn sinh học.
Đặc biệt, trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, chủ cơ sở chăn nuôi báo cáo ngay cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, tiến hành xử lý theo chỉ đạo của ngành chuyên môn.
Các xã, thị trấn tăng cường giám sát việc vận chuyển, kinh doanh, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm của người dân địa phương; triển khai đợt tiêu độc, khử trùng, kết hợp giám sát, kiểm soát chặt chẽ khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn…
Trên thị trường quốc tế, giá thép thanh Trung Quốc tăng mạnh gần 2% trong phiên giao dịch chiều nay trong khi giá quặng sắt cũng phục hồi.
Giá sầu riêng hôm nay tiếp tục ổn định tại các vùng trồng chính trên cả nước. Trong khi đó, trong bối cảnh sầu riêng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, Thái Lan đã tìm cách đổi mới công nghệ trồng, cải thiện năng suất và thiết lập các tiêu chuẩn riêng của sầu riêng nước mình.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chuyển từ vị thế là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất sang trở thành nước nhập khẩu ròng. Tuy nhiên, năm 2024, thâm hụt này được kỳ vọng sẽ thu hẹp. Nếu loại trừ nhập khẩu bột cá và dầu cá, Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu ròng.
Giá lúa gạo hôm nay (29/11) biến động trái chiều, với lúa Đài thơm 8 giảm nhẹ 100 đồng/kg trong khi gạo nguyên liệu IR 504 và cám tăng nhẹ. Trên thị trường thế giới, giá gạo châu Á ghi nhận tăng nhẹ trong tuần qua.