Sáng ngày 12/3, giá heo hơi khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận tăng nhẹ tại tỉnh Ninh Bình, lên 66.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động từ 65.000 - 68.000 đồng/kg. Trong đó, mức giao dịch cao nhất khu vực là 68.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Thái Bình.
Giá heo hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên đồng loạt lặng sóng trong sáng nay, duy trì ổn định trong khoảng 66.000 - 72.000 đồng/kg.
Cụ thể, mức 72.000 đồng/kg xuất hiện tại các tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Song song đó, heo hơi tại Hà Tĩnh có giá bán 66.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Thị trường miền Nam tiếp chiều giảm tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh - về giá 71.000 đồng/kg; Trà Vinh giảm về giá 72.000 đồng/kg.
Theo khảo sát mới nhất, giá heo hơi tại khu vực miền Nam đang dao động từ 70.000 - 75.000 đồng/kg.
Nhìn chung, giá heo hơi tiếp tục điều chỉnh trái chiều trong sáng nay. Theo khảo sát, heo hơi tại ba miền đang được mua bán trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg.
Một số chuyên gia dự báo giá heo hơi có thể điều chỉnh vào sáng mai. Trong đó, thị trường miền Nam sẽ tiếp tục đi xuống do đà giảm vẫn đang kéo dài tại khu vực này.
Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai cho biết, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai, chiếm 61,83%, theo Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, tổng đàn heo của Đồng Nai chỉ còn khoảng 1,9 triệu con, giảm 5,23% so với cùng kỳ. Ngành chăn nuôi heo tỉnh này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh, khai báo tổng đàn, kiểm soát ra vào, di dời các trang trại chăn nuôi,...
Ông Sinh cho biết thêm, năm vừa qua, địa phương gặp nhiều dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Riêng với đàn heo, đã phải tiêu hủy 1.300 con. Ngoài ra, Đồng Nai đã thực hiện việc di dời các trang trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư được 80%, còn lại 20% khó di dời.
Liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Nai kiến nghị ba vấn đề.
Cụ thể, một là, thực hiện truy xuất nguồn gốc. Theo ông Trần Lâm Sinh, đây là yếu tố hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong bảo đảm an toàn thực phẩm. Nếu không xây dựng và vận hành theo chuỗi, sẽ không thể thực hiện truy xuất nguồn gốc một cách hiệu quả. Trước mắt, ông cho rằng cần thiết phải quy định và triển khai mã định danh đối với các cơ sở chăn nuôi.
Hai là, cần quy định cụ thể về việc khai báo tổng đàn trong các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời bổ sung hình thức khai báo trực tuyến. Đây không chỉ là hình thức khuyến khích mà cần được quy định bắt buộc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát dịch bệnh.
Thứ ba, cần xây dựng và triển khai một phần mềm quản lý chuẩn. Để hệ thống thực sự hiệu quả, cần có một “nhạc trưởng” thực hiện nội dung này một cách thống nhất trong toàn quốc để quy tập dữ liệu, thông tin.
VASEP đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Chỉ số Hàng hóa Bloomberg, gồm 22 nguyên liệu thô khác nhau, hôm 3/4 đã giảm 2,5%, ghi nhận mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ 5/12/2022, theo Bloomberg.
Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Nguyễn Ngọc Thành cho biết trong cuộc đàm phán tiếp theo có thể phải sử dụng đến công cụ thuế nhập khẩu nguyên liệu từ Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có FTA nào với Mỹ nên có thể tính đến việc đàm phán hiệp định này.
Cơ quan quản lý đề nghị nhà đầu tư rà soát trên cơ sở những dự thảo đã có để cố gắng tìm kiếm những dự án phù hợp; bám sát theo danh mục để thực hiện các thủ tục liên quan đến đề xuất, tham gia đấu thầu, đầu tư.