Giá heo hơi miền Bắc đang giữ đà tăng nhanh. Trong phiên sáng nay, khu vực này ghi nhận tăng thêm một giá tại: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Nam Định và Ninh Bình.
Hiện tại, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá giao dịch thấp nhất vùng, đạt 62.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại đang mua bán chênh lệch trong khoảng 63.000 - 64.000 đồng/kg.
Sau nhiều ngày giữ giá đi ngang, giá heo hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên hôm nay biến động nhẹ tại Thanh Hoá và Nghệ An, cùng đạt 62.000 đồng/kg. Đây cũng là mức bán ra cao nhất khu vực.
Giá heo hơi tại các địa phương còn lại trong vùng đang dao động trong khoảng 58.000 - 61.000 đồng/kg. Trong đó, 4 tỉnh ghi nhận giá dưới 60.000 đồng/kg là: Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà và Đắk Lắk.
Cùng chiều điều chỉnh đi lên, khu vực miền Nam tăng một giá tại Bến Tre, đạt 60.000 đồng/kg, cùng giá với Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang và Bạc Liêu.
Thương lái tại các tỉnh, thành phố còn lại trong vùng thu mua heo hơi từ 61.000 - 62.000 đồng/kg. Trong đó, Đồng Tháp, Cần Thơ và Sóc Trăng có giá heo hơi đạt 62.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Nhìn chung, thị trường heo hơi đang dần trở lại đà tăng. Theo khảo sát, giá heo hơi toàn quốc đang dao động trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Các chuyên gia dự báo giá heo hơi ngày mai có thể biến động không đồng nhất tại một số địa phương do thị trường đang có nhiều thay đổi khó đoán.
Theo Báo Gia Lai, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai, có gần 30.000 con gia súc các loại. Để ngành chăn nuôi gia súc phát triển ổn định, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Hàng năm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ đều chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch bệnh cho động vật. Đồng thời, phối hợp với các xã, thị trấn thống kê, rà soát số lượng đàn gia súc thuộc diện phải tiêm vắc xin phòng bệnh.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ cũng phối hợp với các ngành liên quan để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh, chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi.
Thống kê từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ đã tiêm 30.000 liều vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục, lở mồm long móng cho đàn trâu, bò; sử dụng 151 lít hóa chất khử trùng tại 4 chợ và cấp 660 lít hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi cho người dân các xã, thị trấn.
Ngoài ra, Trung tâm phối hợp với ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật và các sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc trên địa bàn nhằm ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập, phát sinh.
Ông Nguyễn Công Thư, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ, cho biết, trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo các hộ chăn nuôi không lơ là, chủ quan mà duy trì triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Đại diện ngành nông nghiệp huyện Đak Pơ cũng khuyến cáo người dân cần báo ngay với chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế dịch bệnh lây lan ngay khi phát hiện gia súc có biểu hiện bỏ ăn, ốm chết.
Trong 10 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Trên thị trường quốc tế, giá thép thanh Trung Quốc tăng ngày thứ 3 liên tiếp trong phiên giao dịch chiều nay, trong khi giá quặng sắt cũng phục hồi từ mức thấp trong một tháng nhờ triển vọng vĩ mô cải thiện.
Giá sầu riêng hôm nay được ghi nhận trong khoảng 45.000 - 140.000 đồng/lượng đối với cả loại đẹp và mua xô, với các vùng trồng chuyên canh sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang bắt đầu vào thu hoạch vụ nghịch dự kiến kéo dài đến thời điểm Tết Nguyên đán tới.
Thị trường giá lúa gạo hôm nay (5/11) tăng 200 – 300 đồng/kg đối với lúa, nhưng biến động trái chiều đối với mặt hàng gạo. Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu 3 lô gạo xuất khẩu sang Indonesia với số lượng 83.500 tấn, chiếm tỷ lệ 17%