Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I, Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail - Mã: FRT) ghi nhận doanh thu kỷ lục 11.670 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ và hoàn thành 24% kế hoạch năm.
Trong đó, FPT Long Châu đóng góp 8.054 tỷ đồng, tăng trưởng 46% so với quý I/2024 và chiếm 69% doanh thu toàn công ty. Chuỗi FPT Shop duy trì kết quả kinh doanh khả quan với 3.682 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh thu online của FPT Retail tăng trưởng 38% so với cùng kỳ, đạt mức 2.146 tỷ đồng.
Nguồn: Huy Lê tổng hợp.
Lợi nhuận gộp theo đó tăng trưởng 29% đạt 2.325 tỷ đồng, duy trì mức biên lãi gộp quanh 20%. Khấu trừ chi phí, công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế 273 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ và hoàn thành 30% kế hoạch năm.
Doanh nghiệp lý giải doanh thu công ty mẹ tăng nhờ tối ưu hóa vận hành chuỗi FPT Shop, song song với việc mở rộng hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng để cải thiện doanh thu trong kỳ.
Trong kỳ họp cổ đông gần đây, Giám đốc tài chính Phạm Duy Hoàng Nam cho biết kết quả khả quan là nền tảng để hoàn thành kế hoạch trong bối cảnh đối mặt nhiều yếu tố khó lường trong giai đoạn cuối năm, công ty vẫn đặt đôi chân trên mặt đất để hoàn thành mục tiêu.
Lợi nhuận FRT kỳ này chỉ thấp hơn đỉnh lịch sử quý IV/2021. Nguồn: Huy Lê tổng hợp.
Về mạng lưới cửa hàng, kết thúc quý I/2024, FPT Retail sở hữu hệ thống 2.794 cửa hàng trên cả nước.
Trong đó, FPT Long Châu tiếp tục mở rộng lên 2.022 nhà thuốc (tăng 435 điểm bán so với quý I/2024), doanh thu trung bình đạt mức 1,3 tỷ đồng/nhà thuốc/tháng. Hệ thống tiêm chủng Long Châu cũng nhân rộng lên 144 (tăng 93 trung tâm so với cùng kỳ).
Ngược lại chuỗi FPT đã tinh gọn còn 628 cửa hàng, tức thấp hơn 115 điểm bán so với quý I/2024.
Nhờ kết quả kinh doanh tăng trưởng, tổng tài sản của doanh nghiệp cũng được mở rộng thêm 800 tỷ lên mức hơn 16.600 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng được làm dày thêm với 4.272 tỷ đồng, tăng thêm gần 1.200 tỷ so với đầu năm.
Trong quý đầu năm, nhà bán lẻ này ghi nhận lãi tiền gửi/cho vay hơn 35 tỷ đồng, cao hơn 60% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại phải trả lãi vay gần 89 tỷ đồng, gần gấp rưỡi cùng kỳ.
Về nguồn vốn, công ty đang vay nợ tài chính gần 8.900 tỷ đồng (toàn bộ là nợ ngắn hạn), tăng nhẹ so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đang được bổ sung với giá trị hơn 717 tỷ đồng.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách thoái vốn đợt I/2025 với tổng cộng 31 doanh nghiệp xuất hiện trong danh sách.
Sau năm 2024 đạt kết quả kinh doanh ấn tượng, Phân bón Bình Điền bước vào năm 2025 với kế hoạch lợi nhuận và doanh thu thận trọng, đều thấp hơn đáng kể so với năm trước do lo ngại những biến động khó lường từ thị trường nông sản, nguyên vật liệu và bối cảnh kinh tế vĩ mô.
Điện Gia Lai (GEC) mở đầu năm 2025 với kết quả kinh doanh khả quan. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý I đạt 613 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ. Doanh nghiệp đặt mục tiêu cả năm đạt 777 tỷ đồng lợi nhuận, đến từ các động lực điện gió và khoản thu gần 400 tỷ đồng từ EVN.
Theo dữ liệu của Wichart, tính tới chiều ngày 29/4 đã có khoảng 750 doanh nghiệp trên ba sàn (HOSE, HNX, UPCoM) công bố báo cáo tài chính quý I.