Số liệu của Cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trong tháng 2 đạt 5,7 nghìn tấn với kim ngạch thu về 21,5 triệu USD, giảm 36,5% về lượng và giảm 31,4% về kim ngạch so với trước, đồng thời so với cùng kỳ năm 2024 giảm 51,5% về lượng và giảm 61,4% về kim ngạch.
Với kết quả này, tổng xuất khẩu sầu riêng sau 2 tháng đầu năm chỉ đạt 14,7 nghìn tấn, kim ngạch 52,7 triệu USD, giảm 62,2% về lượng và giảm 69,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá xuất khẩu bình quân sầu riêng trong 2 tháng đạt 3.585 USD/tấn, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng trong tháng 2, giá xuất khẩu bình quân ở mức 3.757 USD/tấn, tăng 8,1% so với tháng trước, nhưng giảm 20,3% so với tháng 2/2024.
Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ Cục Hải quan Việt Nam
Sự sụt giảm trên chủ yếu là do kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang thị trường tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc lao dốc gần 83% trong 2 tháng đầu năm, xuống chỉ còn 27,1 triệu USD. Thị phần của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam cũng giảm xuống còn 51,4% từ mức gần 92% của cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại, xuất khẩu sầu riêng sang một số thị trường khác được đẩy mạnh. Đơn cử như Thái Lan tăng 32,3%, đạt 17 triệu USD và chiếm 32,3% thị phần.
Kim ngạch xuất khẩu sang Hong Kong và Đài Loan tăng vọt 31 lần và 74 lần, lần lượt đạt 3,7 triệu USD và 1,3 triệu USD…
Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ Cục Hải quan Việt Nam
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian qua, các các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)... đã tăng cường kiểm soát chất lượng đối với sầu riêng Việt Nam. Đặc biệt là tại Trung Quốc, thị trường tiêu thụ sầu riêng Việt Nam lớn nhất.
Từ ngày 10/1/2025, Trung Quốc yêu cầu các lô hàng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam phải có giấy kiểm định chứng minh không chứa chất vàng O (hợp chất có nguy cơ gây ung thư). Điều này khiến quy trình thông quan kéo dài, tăng nguy cơ hư hỏng hàng hóa, nên nhiều doanh nghiệp phải đưa hàng về tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Trước sự việc trên, cơ quan quản lý Việt Nam đã nhanh chóng làm việc với cơ quan chức năng Trung Quốc để nối lại hoạt động xuất khấu sầu riêng.
Theo đó, để xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, các lô hàng phải có giấy chứng nhận không có vàng O, cùng giấy xác nhận cadmi ở mức cho phép. Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố danh sách 9 phòng kiểm nghiệm được Việt Nam và Trung Quốc công nhận đủ tiêu chuẩn cấp chứng nhận.
"Như vậy, với việc các phòng kiểm nghiệm chất vàng O được cấp phép, hoạt động xuất khẩu được nối lại, giá sầu riêng sẽ tăng trở lại trong thời gian tới", Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Bên cạnh đó, nhờ nguồn cung ổn định quanh năm, Việt Nam có lợi thế xuất khẩu mặt hàng này so với các nước xuất khẩu khác. Sầu riêng trái vụ của Việt Nam sẽ kéo dài đến cuối tháng 3. Từ giữa tháng 4, các tỉnh miền Tây bắt đầu bước vào mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ.
Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%; trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%.
Giá vàng trong nước trưa ngày 5/4 tiếp tục lao dốc, đặc biệt ở nhóm vàng nhẫn trơn và nữ trang 24K. Nhiều thương hiệu lớn điều chỉnh giảm mạnh, có nơi giảm tới 2 triệu đồng/lượng so với phiên trước.
Một loạt nhà xuất khẩu, từ các hãng dược phẩm đến nhà sản xuất phần cứng công nghệ, đã phải trả thêm chi phí để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Trung Quốc vào Mỹ so với bốn tuần trước.
Giá thịt heo tiếp tục duy trì trong khoảng 116.722 - 163.122 đồng/kg tại hệ thống cửa hàng WinMart.