Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 của CTCP Gemadept (Mã: GMD), công ty ghi nhận doanh thu thuần 1.277 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lãi gộp tăng 27% lên 562 tỷ đồng giúp biên lợi nhuận gộp đạt 44%, tăng nhẹ so với mức 43,8% của quý đầu năm 2024.
Phần lãi từ công ty liên doanh, liên kết gấp 2,3 lần quý I/2024, đạt 227 tỷ, chủ yếu tăng mạnh từ đóng góp của Cảng Gemalink.
Trái lại, do không còn khoản lãi từ chuyển nhượng khoản đầu tư như cùng kỳ nên doanh thu tài chính giảm 92% xuống 29 tỷ. Kết quả, Gemadept báo lãi sau thuế 528 tỷ, giảm 20% so với quý I/2024. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm 28% còn 403 tỷ đồng.
Nếu bỏ qua những quý có khoản lãi đột biến từ chuyển nhượng cổ phần thì đây là quý Gemadept báo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động.
Gemadept hiện vẫn chưa công bố kế hoạch kinh doanh 2025 và buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên được gia hạn chậm nhất tới 30/6.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Tính tới hết quý I, Gemadept đầu tư khoảng 4.096 tỷ đồng vào công ty liên doanh, liên kết, chiếm 23% quy mô tài sản.
Trong đó, khoản đầu tư lớn nhất là vào CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link -đơn vị trực tiếp vận hành Cảng Gemalink, với giá gốc 1.277 tỷ và cũng là khoản đầu tư đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Gemadept. Hiện Gemadept đang nắm 50% cổ phần có quyền biểu quyết và 65,13% tỷ lệ lợi ích tạiCảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link.
Mặc dù tỷ lệ phần sở hữu của tập đoàn trong Cảng Cái Mép Gemadept –Terminal Link là hơn 50% nhưng theo Điều lệ của Cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link quy định các Nghị quyết của ĐHĐCĐ phải được số cổ đông đại diện cho ít nhất 76% tổng số cổ phần biểu quyết đồng ý thông qua. Do đó khoản đầu tư này được trình bày ở khoản mục “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết” trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Cảng Quốc tế Gemalink, liên doanh giữa Gemadept và đối tác CMA Terminals của Pháp với tổng mức đầu tư hơn 600 triệu USD và năng lực thông qua là 3 triệu TEU/năm. Cảng đi vào vận hành giai đoạn 1 từ tháng 1/2021, đủ khả năng tiếp nhận cỡ tàu megaship lớn nhất hiện nay với trọng tải lên đến 250.000 DWT.
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý I.
Về tình hình tài chính, công ty nắm giữ khoảng 4.810 tỷ đồng tiền, tiền gửi cuối quý I. Tổng dư nợ vay cuối kỳ là 1.919 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/3 là 14.101 tỷ bao gồm 3.842 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Đánh giá về tác động của thuế quan Mỹ với Gemadept, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Bình nhận định ban đầu rằng việc tăng thuế có thể dẫn đến các doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm nguồn cung thay thế, gây gián đoạn chuỗi cung ứng hiện tại của doanh nghiệp Việt Nam.
"Mức độ tác động từ chính sách thuế quan mới đối với hàng hóa Việt Nam xuất đi Mỹ sẽ có khả năng tác động nhất định đến hoạt động công ty", CEO Gemadept cho biết.
Đối với cụm cảng Nam Đình Vũ, hàng hóa đi Mỹ chỉ chiếm dưới 10% trong tổng sản lượng. Cụm cảng này chủ yếu xuất hàng hóa phục vụ các thị trường Nội Á.
Công ty nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của giao thương Nội Á, đang được thúc đẩy hơn nữa do các quốc gia sẽ tìm kiếm thị trường thay thế và xây dựng chuỗi cung ứng vững chắc hơn. Theo đó, Gemadept có kế hoạch nâng tổng công suất toàn cụm lên 2 triệu TEU vào cuối năm nay, từ mức 1,3 triệu hiện tại.
Ảnh: Gemadept.
Đối với cảng nước sâu Gemalink, lượng hàng hóa đi Mỹ chiếm khoảng 32% trong năm 2024 và quý I/2025. Kể từ tháng 4, công ty thu hút thêm 4 tuyến dịch vụ mới đi châu Phi, châu Âu, Canada và Brazil nên giảm tỷ trọng hàng đi Mỹ về khoảng 20%.
Trái ngược với luồng xuất khẩu, luồng hàng nhập khẩu từ Mỹ có thể không bị ảnh hưởng, thậm chí có tiềm năng tăng trưởng nhờ các chính sách chủ động giảm thuế của Việt Nam và tăng cường mua các mặt hàng chiến lược từ Mỹ.
Việt Nam cũng có nhu cầu cao về thiết bị năng lượng tái tạo, công nghệ bán dẫn, dược phẩm, máy móc công nghệ cao, nguyên liệu... Điều này tạo cho Gemadept cơ hội tăng sản lượng từ hàng nhập của Mỹ, tạo đà triển khai Gemalink giai đoạn 2 thời gian tới.
Việc Mỹ áp dụng thuế quan mới dẫn đến sự dịch chuyển đáng kể trong luồng hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là sự giao thương nội Á, giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
CEO Nguyễn Thanh Bình đánh giá thị trường nội Á có sức mua lớn và có khả năng tiêu thụ các mặt hàng mà trước đây vốn xuất vào Mỹ. Việc tăng trưởng giao thương nội Á, kết hợp với tiêu thụ nội địa, đem đến nhiều cơ hội cho công ty.
"Gemadept đang chủ động trao đổi với các hãng tàu, khách hàng xuất nhập khẩu để đẩy nhanh các đơn hàng sớm; phối hợp với cơ quan ban ngành để bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu; tiếp cận nhóm khách hàng ít bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ", theo ông Bình.
Doanh nghiệp chỉ được phát hành trái phiếu riêng lẻ nếu tổng nợ phải trả không quá 5 lần vốn chủ sở hữu, theo dự thảo sửa đổi một số điều Luật Doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Việt Thắng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoà Phát dự báo kết quả lợi nhuận của quý II ít nhất bằng quý I năm nay tức khoảng 3.300 tỷ đồng với động lực đến từ thị trường trong nước, đặc biệt là đầu tư công.
Chủ tịch Bùi Thành Nhơn cho biết Novaland đang xin chủ trương chuyển đổi khu Cảng Phú Định (quận 8, TP HCM) gần 50 ha, Khu Quán tre (quận 12, TP HCM) gần 10 ha sang nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập trung bình.
Trong bối cảnh thị trường taxi ngày càng cạnh tranh và nhu cầu tiêu dùng thay đổi, Vinasun đã đưa ra kế hoạch kinh doanh đầy thận trọng cho năm 2025. Mặc dù đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận đi lùi so với năm trước, doanh nghiệp khẳng định sẽ đầu tư mạnh vào tái cơ cấu đội xe và nâng cấp công nghệ, nhằm duy trì sự hiện diện vững chắc trên thị trường.