Kinh doanh & Thị trường 26/03/2023 07:43

Gen Z đang mắc nợ thẻ tín dụng và chậm thanh toán nhanh hơn bất kỳ thế hệ nào khác

GenZ đang lớn dần và tham gia vào nguồn lao động trong kỉ nguyên lạm phát cao. Điều này được thể hiện trên hoá đơn thẻ tín dụng của họ.

Theo báo cáo ngày 16/3 của Credit Karma, một công ty tài chính cá nhân có trụ sở tại California (Mỹ), những người thuộc GenZ (sinh từ năm 1997 – 2012) đang mắc nợ thẻ tín dụng nhanh hơn bất kỳ thế hệ nào khác, Business Insider đưa tin.

Báo cáo đưa ra dựa trên những dữ liệu thu thập được trong ngày 6/1 từ 78,2 triệu người dùng của Credit Karma, từ thế hệ Im lặng (sinh từ năm 1928 – 1945) đến thế hệ Z.

GenZ tại Mỹ đang gánh khoản nợ thẻ tín dụng cao hơn các thế hệ khác. (Ảnh: CNBC)

Theo đó, trong quý 4/2022, những người thuộc GenZ tại Mỹ gánh khoản nợ thẻ tín dụng trung bình là 2.781 USD. Mặc dù khoản nợ thẻ tín dụng của GenZ là thấp nhất trong số 5 thế hệ được thống , nhưng nó đã tăng với tốc độ nhanh nhất – lên đến khoảng 6% so với 3 tháng, tính đến tháng 5/2022.

GenZ tại Mỹ cũng chứng kiến ​​tốc độ tăng tổng nợ trung bình cao nhất, khi họ phải trả 16.283 USD phí trong quý 4/2022 - tăng 3% trong 3 tháng, tính đến tháng 5/2022.

Trong khi đó, tại quý cuối cùng của năm 2022, GenY (sinh từ năm 1981-1996) có khoản nợ thẻ tín dụng trung bình là 5.898 USD. Con số này tăng khoảng 5% từ tháng 3 đến tháng 5/2022. GenX (sinh từ năm 1965 1980) nợ thẻ tín dụng ở mức 8.266 USD, nhưng chỉ tăng dưới 4% trong giai đoạn trên.

Mặc dù tổng số nợ của GenZ là thấp nhất, nhưng họ thế hệ duy nhất chứng kiến ​​sự gia tăng các khoản nợ quá hạn. Điều này bao gồm thẻ tín dụng, thế chấp, khoản vay sinh viên, khoản vay y tế, tài khoản cho thuê ô tô hoặc khoản vay ô tô đã quá hạn hơn 30 ngày.

Báo cáo của Credit Karma được đưa ra khi thị trường xa xỉ có vẻ sẽ tìm cách khai thác những người chi tiêu GenZ, khi nhiều người trong nhóm này có sức chi tiêu mạnh trong bối cảnh lạm phát cao.

Cũng theo báo cáo, số người Mỹ trong độ tuổi từ 18 - 29 chọn sống ở nhà với cha mẹ đang ghi nhận ở mức kỷ lục chưa từng thấy, kể từ cuộc Đại suy thoái. Điều này đã giải phóng thu nhập khả dụng để vung tiền mua hàng xa xỉ.

Tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ đã tăng lên kể từ đại dịch COVID-19 do nhiều yếu tố như gián đoạn chuỗi cung ứng, chiến tranh Ukraine và nhu cầu trở lại sau khi các biện pháp phong tỏa kết thúc.

Để kiềm chế lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang đã tích cực tăng lãi suất. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 2 vẫn cao hơn 6% so với một năm trước. Đây cũng là mức cao hơn nhiều so với mức lãi suất mục tiêu của Fed là 2%. Vào ngày 22/3 vừa qua, Fed đã thực hiện đợt tăng lãi suất thứ 9 liên tiếp kể từ tháng 3/2021.

Diễm Ly
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh doanh & Thị trường 13/05/2025 18:19
CEO Anphabe: Truyền thông tốt, đầu tư đào tạo và chăm lo sức khỏe toàn diện cho nhân sự sẽ giúp DN tinh gọn hiệu quả

Theo chia sẻ của CEO Anphabe, năm 2025 đang khởi đầu với sự hỗn loạn và nhiều giới hạn bị thách thức; việc cắt giảm nhân sự để tinh gọn khiến người ‘sống sót’ bị kiệt sức và mất kết nối với DN. DN muốn xuyên qua vùng hỗn độn này cần đặt trọng tâm vào việc chăm sóc toàn diện cho nhân sự còn lại.

Kinh doanh & Thị trường 13/05/2025 16:40
Xuất xưởng smartphone thứ 900 triệu tại Bắc Ninh: Samsung đặt cược lớn vào Việt Nam với cam kết 1 tỷ USD mỗi năm

Việc xuất xưởng chiếc smartphone thứ 900 triệu tại Bắc Ninh đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược đầu tư lâu dài của Samsung tại Việt Nam.

Kinh doanh & Thị trường 13/05/2025 16:26
Saigontel đầu tư hai cụm công nghiệp hơn 1.200 tỷ tại Thái Nguyên

Saigontel được chấp thuận đầu tư hai cụm công nghiệp tại TP Phổ Yên với tổng diện tích 131 ha, tổng vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng.

Kinh doanh & Thị trường 13/05/2025 15:38
Xuất khẩu ô tô sang Trung Quốc: Nhật Bản, Đức dẫn đầu, Việt Nam có tên trong danh sách

Dữ liệu cho thấy đang có sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất tại châu Á và Việt Nam được định vị là trung tâm sản xuất của khu vực.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO