Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 25/7
Theo ghi nhận tại giacaphe.com vào lúc 10h25, giá cà phê hôm nay lặng sóng.
Trong đó, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 66.200 - 66.900 đồng/kg.
Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 66.200 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai 66.500 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 66.700 đồng/kg.
Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 66.900 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Địa phương khảo sát |
Giá thu mua trung bình |
Thay đổi so với ghi nhận vào hôm qua |
Đắk Lắk |
66.700 |
- |
Lâm Đồng |
66.200 |
- |
Gia Lai |
66.500 |
- |
Đắk Nông |
66.900 |
- |
Kon Tum |
66.500 |
- |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2023 được ghi nhận tại mức 2.602 USD/tấn sau khi tăng 2,60% (tương đương 66 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2023 tại New York ở mức 161,85 US cent/pound sau khi tăng 2,4% (tương đương 3,8 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h20 (giờ Việt Nam).
Dự báo sản lượng cà phê của khu vực Trung Mỹ và Mexico gần như không thay đổi so với niên vụ trước ở mức 17,9 triệu bao, trong đó cà phê arabica chiếm 95% tổng sản lượng. Mức tăng trưởng khiêm tốn ở Honduras, El Salvador và Costa Rica dự kiến sẽ bù đắp cho sự sụt giảm nhẹ ở Guatemala.
Xuất khẩu cà phê nhân của khu vực được dự báo tương đương vụ trước ở mức 14,7 triệu bao nhờ các chuyến hàng ổn định đến các thị trường hàng đầu.
Sản lượng cà phê arabica của Colombia được dự báo tăng 300.000 bao lên 11,6 triệu bao trong niên vụ 2023-2024 nhờ năng suất cao hơn. Mặc dù vậy, sản lượng của Colombia vẫn thấp hơn gần 15% so với mức trung bình hàng năm khi người trồng cà phê hạn chế sử dụng phân bón do giá tăng cao.
Xuất khẩu cà phê nhân của Colombia chủ yếu đến Mỹ và Liên minh châu Âu, được dự báo chỉ tăng nhẹ 100.000 bao lên 10,9 triệu bao do nguồn cung vẫn eo hẹp.
Sản lượng cà phê của Indonesia trong vụ thu hoạch 2023 – 2024 dự báo giảm 2,2 triệu bao xuống còn 9,7 triệu bao.
Trong đó, sản lượng cà phê robusta dự báo giảm 2,1 triệu bao xuống còn 8,4 triệu bao. Mưa nhiều trong quá trình phát triển của trái cà phê đã làm giảm sản lượng ở các vùng đất thấp của Nam Sumatra và Java, nơi chiếm khoảng 75% diện tích robusta của Indonesia. Sản lượng cà phê arabica cũng được dự báo giảm nhẹ xuống 1,3 triệu bao.
Với dự báo này, xuất khẩu cà phê nhân của Indonesia dự kiến giảm mạnh 2,5 triệu bao xuống còn 5,2 triệu bao trong vụ 2023-2024.
Sản lượng cà phê arabica của Ethiopia được dự báo gần như không đổi ở mức 8,4 triệu bao và vẫn là nhà sản xuất cà phê arabica lớn thứ ba thế giới sau Brazil và Colombia. Năng suất vẫn ổn định ở mức khoảng 14 bao/ha, trong khi các nhà sản xuất cà phê arabica hàng đầu khác cho năng suất trung bình cao hơn 40-60%.
Các biện pháp quản lý cây trồng cải tiến đã không được áp dụng rộng rãi bởi 95% diện tích canh tác diễn ra trên các mảnh đất phi thương mại thường có diện tích từ nửa ha trở xuống.
Năng suất thấp còn do việc hạn chế sử dụng thuốc trừ bệnh mặc dù đã xuất hiện các bệnh hại quả cà phê, bệnh héo rũ cà phê và bệnh thối rễ. Xuất khẩu cà phê nhân của Ethiopia, được dự báo không thay đổi do nguồn cung ổn định.
Vụ thu hoạch 2023-2024 của Ấn Độ được dự báo giảm 400.000 bao xuống còn 5,8 triệu bao. Chủ yếu do sản lượng cà phê robusta giảm 300.000 bao xuống 4,6 triệu bao trước tác động của đợt khô hạn kéo dài từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2023 và sau đó là hoạt động yếu của những cơn mưa gió mùa.
Sản lượng cà phê arabica của Ấn Độ được dự báo giảm 100.000 bao xuống còn 1,2 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê nhân của Ấn Độ vẫn được dự báo tăng 100.000 bao lên 4,3 triệu bao và hàng tồn kho dự kiến giảm nhẹ.
Lần đầu tiên, Mỹ chi gần 1,2 tỷ USD mua hạt điều Việt Nam, chiếm đến 98% tổng giá trị nhập khẩu điều của nước này.
Theo các chuyên gia, giá heo hơi ngày mai có thể đi lên tại một số địa phương do nhu cầu thịt heo tăng cao vào cuối năm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần xác định lộ trình, công việc của từng năm để tới năm 2030, Việt Nam có nhà máy điện hạt nhân.
VASEP nhận định ngành tôm dù vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt.