Giá cà phê hôm nay 2/5: Hai sàn lao dốc, trong nước giảm xuống còn hơn 127.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay (2/5) trên các sàn giao dịch đồng loạt giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong một tuần qua do lo ngại nhu cầu suy yếu. Trên thị trường nội địa, giá giao dịch cũng giảm tới 4.000 đồng/kg, chỉ còn 126.600 - 127.200 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Khảo sát lúc 11h sáng ngày 2/5, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên dao động ở mức 126.600 – 127.200 đồng/kg, giảm mạnh 4.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Theo đó, thương lái tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông điều chỉnh giá thu mua cà phê về mốc 127.200 đồng/kg.

Tương tự, giá giao dịch cà phê tại tỉnh Gia Lai cũng giảm xuống còn 127.000 đồng/kg.

Tại Lâm Đồng, giá thu mua cà phê đứng ở mức thấp nhất là 126.600 đồng/kg.

Thị trường

Trung bình

Thay đổi so với hôm trước

Đắk Lắk

127.200

-4.000

Lâm Đồng

126.600

-4.000

Gia Lai

127.000

-4.000

Đắk Nông

127.200

-4.000

Tỷ giá USD/VND

25.790

-

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

 

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên Sàn giao dịch London, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao tháng 7/2025 đóng cửa phiên giao dịch sáng ngày 2/5 ở mức 5.126 USD/tấn, giảm 4,53% (243 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước; hợp đồng giao tháng 9/2025 giảm 4,45% (235 USD/tấn), xuống còn 5.081 USD/tấn.

Giá cà phê robusta trên Sàn London trong phiên giao dịch ngày 2/5. (Nguồn: giacaphe.com)   

Trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 7/2025 giảm 4,02% (16,1 US cent/pound) so với phiên giao dịch trước, về mốc 384,65 US cent/pound; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 9/2025 giảm 4,03% (15,85 US cent/pound), đứng ở mức 377,5 US cent/pound.

Giá cà phê arabica trên Sàn New York trong phiên giao dịch ngày 2/5. (Nguồn: giacaphe.com)  

Giá cà phê giảm do lo ngại rằng các mức thuế cao hơn sẽ đẩy giá lên và làm suy yếu nhu cầu tiêu thụ.

Một số nhà nhập khẩu hàng hóa toàn cầu, bao gồm Starbucks, Hershey và Mondelez International, cho biết mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% của Mỹ sẽ làm tăng giá và tiếp tục gây áp lực lên khối lượng bán hàng.

“Chúng tôi nhận thấy nhu cầu mua thực sự chậm lại khi giá tăng lên gần 4,2 USD,” nhà môi giới Tomas Araujo của StoneX cho biết.

“Thị trường đã tăng quá nhanh và quá cao, cần phải giảm nhiệt một chút, tạm nghỉ để nhu cầu thương mại có thể xuất hiện trở lại,” ông nói.

Renee Colon, người sáng lập Fuego Coffee Roasters, đang phải đối mặt với chi phí mua cà phê tăng cao. Cô đang cân nhắc nhiều lựa chọn, bao gồm tìm nhà cung cấp mới và cắt giảm chi phí. Dù đối mặt với nhiều thách thức, Colon vẫn tiếp tục mở rộng kinh doanh. Người tiêu dùng có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho ly cà phê mỗi ngày, theo The Economic Times.

Nắng nóng và hạn hán đã khiến sản lượng cà phê của Brazil và Việt Nam, hai nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới dự báo giảm mạnh. Sản lượng toàn cầu vẫn được dự báo sẽ tăng, nhưng không đạt được mức kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa. Điều này đã đẩy giá cà phê tăng, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tiếp tục ở mức cao tại châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.

Giá cà phê đạt đỉnh vào tháng 2 và vẫn duy trì ở mức cao, buộc những người rang cà phê như Colon phải cân nhắc nên gánh chịu bao nhiêu chi phí và nên chuyển bao nhiêu cho người tiêu dùng.

Những hạt cà phê Colon rang vào đầu tháng 3 có giá 5,5 USD/pound, hơn gấp đôi so với giá vào tháng 9 năm ngoái. Và đó chỉ là giá của những hạt cà phê pha trộn, chất lượng trung bình. Các loại cà phê đặc sản – trồng ở những vùng khí hậu khắc nhiệt để phát triển chậm và tăng hương vị – có thể còn đắt hơn nữa.

Mức thuế 10% của cựu Tổng thống Donald Trump áp dụng cho hầu hết các nước sản xuất cà phê, bao gồm Brazil, Ethiopia và Colombia, dự kiến sẽ khiến chi phí tăng đối với người tiêu dùng Mỹ. Trong bối cảnh tuyên bố thuế quan liên tục thay đổi – có lúc ông Trump đe dọa áp thuế 46% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam và 32% từ Indonesia trước khi tạm hoãn – các nhà rang cà phê Mỹ đang phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng.

Xuất khẩu cà phê xanh toàn cầu trong tháng 2 đã giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo thị trường của Tổ chức Cà phê Quốc tế. Tình trạng thiếu hụt này đã khiến giá cà phê thô lập kỷ lục trong tháng 2, phá vỡ kỷ lục từng được ghi nhận năm 1977 khi sương giá nghiêm trọng gây thiệt hại cho 70% cây cà phê của Brazil.

Theo Daria Whalen – một người mua của Ritual Coffee Roasters có trụ sở tại San Francisco, khí hậu không phải là yếu tố duy nhất đẩy giá lên cao. Lạm phát đang đẩy chi phí lao động, phân bón và vay mượn tăng cao, cô cho biết.

Một phần sự tăng giá gần đây của cà phê có thể đến từ việc các nhà nhập khẩu mua thêm hàng để đề phòng thuế quan. Colon tin rằng giá còn có thể tăng nữa khi thuế nhập khẩu bắt đầu được áp dụng. Và với niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp nhất trong 12 năm, cô có thể sẽ chứng kiến nhu cầu giảm với các dòng cà phê cao cấp.

Hoàng Hiệp
CÙNG CHUYÊN MỤC
Nhu cầu vàng miếng quý I của Việt Nam giảm mạnh vì giá leo thang

Giá vàng liên tục leo thang khiến nhu cầu vàng miếng và vàng trang sức giảm mạnh trong quý I - giai đoạn cao điểm của năm. Trong đó, nhu cầu vàng miếng giảm mạnh 15%.

Giá lúa gạo hôm nay 2/5: Gạo Ấn Độ lập đỉnh gần một tháng do đồng Rupee tăng giá

Giá lúa gạo hôm nay (2/5) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giữ ổn định trong kỳ nghỉ lễ. Trên thị trường thế giới, giá gạo Ấn Độ tăng lên mức cao nhất trong gần một tháng, do được hỗ trợ bởi đồng Rupee mạnh lên mặc dù nhu cầu vẫn yếu.

Giá thép HRC tại Mỹ hạ nhiệt

Mức giá 975 USD trước đó được đẩy lên cao do thị trường biến động sau khi Mỹ áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm thép nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện tại giá đã điều chỉnh về mức 952 USD/tấn.

Ai sẽ 'bắt đáy' khi giá vàng ở ngưỡng hỗ trợ 3.200 USD?

Thị trường vàng đã trải qua bốn tuần đầy biến động dữ dội, khi giá vượt mốc 3.000 USD/ounce và tăng vọt lên đỉnh cao kỷ lục 3.500 USD/ounce. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích vẫn chưa vội “buông tay” với kim loại quý này, ngay cả khi nhiều nhà đầu tư bắt đầu chốt lời.