Khảo sát cho thấy, giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên tăng 1.000 – 1.200 đồng/kg, dao động ở mức 124.500 – 125.500 đồng/kg.
Cụ thể, Đắk Nông tiếp tục là địa phương có giá thu mua ở cao nhất cả nước với 125.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm trước.
Theo sau là giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk đứng ở mức 125.300 đồng/kg, tăng 1.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai cũng được các thương lái điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg, lên 125.000 đồng/kg.
Còn tại Lâm Đồng, giá cà phê tăng thêm 1.200 đồng/kg và được giao dịch ở mức 124.700 đồng/kg.
Thị trường |
Trung bình |
Thay đổi so với hôm trước |
Đắk Lắk |
125.300 |
+1.100 |
Lâm Đồng |
124.700 |
+1.200 |
Gia Lai |
125.000 |
+1.000 |
Đắk Nông |
125.500 |
+1.000 |
Tỷ giá USD/VND |
24.770 |
-90 |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank
Đóng cửa phiên giao dịch kết thúc vào sáng ngày 25/1, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao tháng 3/2025 trên sàn London tiếp tục tăng 1,13% (tương ứng 62 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước, lên mức 5.544 USD/tấn. Hợp đồng giao tháng 5/2025 tăng 1,4% (76 USD/tấn), chạm mốc 5.499 USD/tấn.
Như vậy, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2025 đã liên tiếp trong 6 phiên giao dịch gần nhất với tổng mức tăng 13,4% (655 USD/tấn). Hiện giá cà phê robusta kỳ hạn gần chỉ kém 21 USD/tấn so với mức kỷ lục 5.565 USD/tấn đạt được vào cuối tháng 11 năm ngoái.
Trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 3/2025 tăng thêm 1,05% (3,6 US cent/pound) so với phiên giao dịch trước, lên mức kỷ lục mới 347,55 US cent/pound. Hợp đồng giao kỳ hạn tháng 5/2025 chốt ở mốc 343,05 US cent/pound, tăng 0,87% (2,95 US cent/pound).
Những lo ngại kéo dài về nguồn cung cà phê toàn cầu đang hỗ trợ giá và thúc đẩy hoạt động hoạt động mua vào từ các quỹ đầu tư.
Sự mạnh lên của đồng Real Brazil cũng hỗ trợ giá cà phê sau khi đồng real tăng lên mức cao nhất trong gần 2 tháng vào thứ sáu (24/1) so với đồng USD. Đồng real mạnh hơn làm giảm động lực xuất khẩu từ các nhà sản xuất cà phê Brazil.
Reuters đưa tin, các nhà giao dịch cho biết sự lo lắng dai dẳng trong lĩnh vực cà phê vẫn tồn tại sau mức giá cao kỷ lục, và thêm vào đó là lượng tồn kho toàn cầu ở mức thấp, trong khi các vấn đề về chuỗi cung ứng chưa được cải thiện.
Theo một nhà môi giới Brazil, các ước tính mới về sản lượng của quốc gia này sắp được các công ty giao dịch công bố, trong khi Commerzbank nhận định rằng những lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung có vẻ "phần nào bị phóng đại".
Theo Công ty tư vấn Safras & Mercado, doanh số bán trước vụ cà phê 2025-2026 của Brazil hiện đạt khoảng 12% so với sản lượng dự kiến, thấp hơn so với mức 19% vào cùng thời điểm năm ngoái.
Theo Công ty tư vấn kinh doanh nông nghiệp Safras & Mercado, doanh số bán cà phê kỳ hạn vụ 2025-2026 của Brazil đang chậm hơn mức trung bình cùng thời điểm hàng năm, do nông dân theo dõi chặt chẽ giá cả toàn cầu và quy mô vụ thu hoạch sắp tới của quốc gia này.
Doanh số bán trước cà phê niên vụ 2025-2026 tại Brazil ước tính đạt 12% sản lượng dự kiến, thấp hơn mức 19% của cùng kỳ năm ngoái và mức trung bình 21% hàng năm.
Trong tuần kết thúc vào ngày 21/1, các nhà đầu cơ tăng các lệnh đặt cược giá lên hợp đồng cà phê arabica kỳ hạn. Đồng thời các quỹ đã nâng vị thế mua ròng đối với cà phê arabica (KCc1) thêm 2.254 lô, lên 51.054 lô, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) cho biết.
Tại Việt Nam, giá cà phê tuần qua tăng theo đà tăng của giá robusta trên sàn London, mặc dù các thương nhân cho biết hoạt động giao dịch trong nước khá trầm lắng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần.
Sáng ngày 25 tháng Chạp, giá thịt heo ghi nhận biến động nhẹ tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền.
Kết thúc tuần qua, giá tiêu trong nước tăng 1.000 – 2.700 đồng/kg so với tuần trước, lên mức 147.000 – 148.200 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu Indonesia cũng tăng mạnh trong khi tiêu Brazil lại giảm.
Giá cà phê trong nước tăng 5.200 - 5.500 đồng/kg trong tuần qua, lên mức 124.500 – 125.500 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá arabica đạt mức cao kỷ lục và robusta tiến gần mức đỉnh lịch sử, do lo ngại nguồn cung toàn cầu và sự suy yếu của đồng USD.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa quy mô lớn với tốc độ mà thế giới chưa từng chứng kiến trước đây đã thúc đẩy một siêu chu kỳ hàng hóa khổng lồ, đặc biệt là đối với ngành thép. Tuy nhiên, siêu chu kỳ này bắt đầu suy yếu trong thời kỳ dịch COVID-19, nay đã thực sự kết thúc.