Trong phiên giao dịch kết thúc vào sáng ngày 3/5, giá cà phê tăng trở lại trên các sàn giao dịch sau khi giảm sâu trong phiên hôm trước.
Trên Sàn giao dịch London, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao tháng 7/2025 chốt phiên ở mức 5.291 USD/tấn, tăng 3,22% (165 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước; hợp đồng giao tháng 9/2025 tăng 2,95% (150 USD/tấn), lên mức 5.231 USD/tấn.
Giá cà phê robusta trên Sàn London trong phiên giao dịch ngày 3/5. (Nguồn: giacaphe.com)
Trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 7/2025 phục hồi nhẹ 0,19% (0,75 US cent/pound) so với phiên giao dịch trước, đạt 385,4 US cent/pound; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 9/2025 tăng 0,32% (1,2 US cent/pound), đạt 378,7 US cent/pound.
Giá cà phê arabica trên Sàn New York trong phiên giao dịch ngày 3/5. (Nguồn: giacaphe.com)
Giá cà phê robusta tăng mạnh trở lại do nguồn cung từ Việt Nam hạn chế. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/4, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 580.999 tấn, tương đương kim ngạch 3,3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2024 giảm 13,5% về lượng (tương đương 90.383 tấn), nhưng giá trị thu về tăng tới 46,8%.
Trong khi đó, Citigroup Inc. cho biết họ dự báo giá cà phê sẽ giảm về cuối năm vì vẫn tin rằng nhà sản xuất hàng đầu là Brazil có thể báo cáo sản lượng cao hơn.
Những thông tin gần đây cho thấy, xuất khẩu của nhiều quốc gia khác đang bắt đầu tăng lên một cách nhanh chóng nhằm tận dụng giá cao trên thị trường.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Uganda, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 3 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ vụ mùa bội thu. Báo cáo cho biết, quốc gia Đông Phi này đã xuất khẩu tổng cộng 642.981 bao cà phê các loại (60 kg/bao) trong tháng 3, tăng hơn 90% so với cùng tháng năm ngoái.
Uganda, quốc gia chủ yếu trồng cà phê robusta, là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất châu Phi, theo sau là Ethiopia.
Tính theo giá trị, các lô hàng xuất khẩu trong tháng 3 đã mang về 198,6 triệu USD, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Nông nghiệp Uganda cho biết, xuất khẩu cà phê của Uganda đã tăng mạnh trong những tháng gần đây, chủ yếu nhờ giá toàn cầu cao và các cây cà phê mới trồng bắt đầu cho thu hoạch.
Trong 12 tháng tính đến tháng 3, Uganda đã thu về 1,8 tỷ USD từ xuất khẩu cà phê, tăng so với khoảng 1 tỷ USD trong 12 tháng trước đó.
Còn tại Indonesia, dữ liệu thương mại từ chính phủ Indonesia cho thấy, đảo Sumatra – khu vực sản xuất cà phê lớn nhất của nước này đã xuất khẩu 379.513 bao cà phê robusta trong tháng 3, tăng 5,7 lần (476,84%) so với cùng kỳ năm trước.
Tổng lượng cà phê robusta xuất khẩu của đảo này trong niên vụ từ tháng 4/2024 đến tháng 3/2025 đạt 3,7 triệu bao, tăng 80% so với mức khiêm tốn 1,65 triệu bao của cùng kỳ năm trước. Niên vụ cà phê 2024-2025 tại Indonesia hiện đã kết thúc, trong đó 85% sản lượng là cà phê robusta và phần còn lại là arabica.
Còn tại Colombia, xuất khẩu cà phê của nước này đã tăng 20% trong quý đầu tiên so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,59 triệu bao loại 60 kg – mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm qua.
Giám đốc điều hành của Liên đoàn Những người trồng cà phê Quốc gia Colombia (FNC), ông Germán Bahamón, cho biết trên mạng xã hội X rằng kết quả này cho thấy cà phê Colombia đã phục hồi khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về hậu cần và bất ổn địa chính trị.
Tiêu thụ thép quý I/2025 phục hồi nhờ lực đỡ từ thị trường nội địa. Triển vọng thị trường thép trong năm 2025 được đánh giá sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào việc đẩy mạnh đầu tư công ở trong nước, trong khi xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 857/QĐ-TTg (ngày 28/4/2025) về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đường dây 220kV Than Uyên - 500kV Lào Cai.
Khảo sát vàng hàng tuần của Kitco News mới nhất cho thấy chỉ một số ít chuyên gia trong ngành kỳ vọng giá vàng sẽ tăng vào tuần tới, trong khi một nửa số nhà đầu tư cá nhân vẫn giữ quan điểm lạc quan dù kim loại quý này đang sụt giá.
Khối lượng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam trong quý I giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi kim ngạch giảm 61,1%. Nguyên nhân chủ yếu do Trung Quốc siết chặt kiểm soát chất lượng.