Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết đầu tháng 11, giá cao su tại Thái Lan giảm, trong khi giá tại Nhật Bản và Thượng Hải tăng khi các nhà đầu tư kỳ vọng Trung Quốc mở cửa trở lại, bất chấp chính phủ nước này tái khẳng định chính sách phòng, chống COVID-19 nghiêm ngặt.
Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su tăng nhẹ trở lại. Ngày 8/11, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 216 Yên/kg (tương đương 1,47 USD/kg), tăng 0,1% so với cuối tháng 10 và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 11 đến nay. Ngày 8/11, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 11.745 NDT/tấn (tương đương 1,62 USD/ kg), tăng 8,6% so với cuối tháng 10, nhưng giảm 16% so với cùng kỳ năm 2021.
Tại Thái Lan, giá cao su có xu hướng giảm kể từ đầu tháng 11. Ngày 8/11, giá cao su RSS3 giao dịch ở mức 50,8 Baht/kg (tương đương 1,36 USD/kg), giảm 2,3% so với cuối tháng 10 và giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su (HS 4001; 4002; 4003; 4005) của Thái Lan đạt gần 4 triệu tấn, trị giá hơn 227 tỷ Baht, tương đương hơn 6 tỷ USD, tăng 9% về lượng và tăng 19,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm hơn 50% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong 9 tháng năm 2022 với gần 2 triệu tấn, trị giá gần 110 tỷ Baht, tương đương gần 3 tỷ USD, tăng 7% về lượng và tăng 20,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tại thị trường trong nước, từ đầu tháng 11 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước vẫn ở mức thấp. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 265-275 đồng/TSC, tăng 5 đồng/TSC so với cuối tháng 10/2022.
Trong khi đó, tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa giữ ở mức 271-275 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng trước.
Tại Gia Lai, mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 230-240 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng 10/2022.
Giá dầu giảm gần 25% từ đầu năm đến nay, chủ yếu do cung vượt cầu khi OPEC+ tăng sản lượng và cuộc chiến thương mại khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại, tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu. Điều này gây khó khăn cho các quốc gia xuất khẩu dầu, nhưng mang lại lợi ích cho các nước nhập khẩu khi chi phí năng lượng giảm.
Trưa 9/5, thị trường vàng trong nước bất ngờ đảo chiều giảm sâu sau phiên tăng mạnh trước đó. Vàng miếng SJC rơi khỏi đỉnh 122 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn và nữ trang các loại cũng đồng loạt sụt giảm mạnh, có nơi giảm hơn 4 triệu đồng/lượng.
Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đang gặp khó do siết chặt kiểm tra chất lượng và quy định kỹ thuật. Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, từ cấp mã số vùng trồng đến hoàn thiện hệ thống pháp luật để ổn định đầu ra và phát triển bền vững ngành hàng.
Indonesia sẽ ngừng nhập khẩu gạo trong năm nay lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, nhờ sản lượng tăng vọt và kho dự trữ dồi dào, theo Bloomberg.